3 bí kíp chống giả hiệu quả nhất trên kênh online cho nhãn hàng

bởi 3 Th8, 2023Kinh nghiệm kinh doanh

Việc mua bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Điều này vô hình chung khiến tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng ngày càng phổ biến; ảnh hưởng xấu tới uy tín của doanh nghiệp, cũng như tiền bạc và niềm tin của người tiêu dùng. Đứng trước tình huống này, doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ thương hiệu và sản phẩm.

Trong bài viết này, iCheck liệt kê một số bí kíp hữu hiệu giúp chống hàng giả trên các kênh online.

1. Truyền thông giáo dục khách hàng về các dấu hiệu của hàng giả và kênh bán hàng không uy tín

Người tiêu dùng khi chuẩn bị mua bất kỳ sản phẩm hàng hóa gì, nên tham khảo kỹ các thông tin về sản phẩm; tiếp đó cần phải lựa chọn những đơn vị bán hàng có uy tín. Tuy nhiên, trong thời đại thông tin bùng nổ trên internet, không phải ai cũng biết cách để chọn lọc đúng thông tin chính thống về sản phẩm và nhà bán hàng.

Do đó, doanh nghiệp muốn chống lại hàng giả, trước hết cần bắt đầu từ việc “giáo dục” hướng dẫn khách hàng của mình về những dấu hiệu phân biệt sản phẩm thật – giả, kênh bán hàng chính hãng – kênh bán chui. Chẳng hạn như thương hiệu gạo ST25 thường xuyên truyền thông các nội dung phân biệt hàng – thật giả. Điều này góp phần giúp khách hàng của doanh nghiệp dễ dàng nhận diện được sản phẩm giả nếu vô tình gặp phải.

gao st 25 hd
Gạo ST25 dán tem chống giả QR Code của iCheck

Ngoài ra thông tin về những kênh bán hàng không chính hãng, cũng sẽ là rất hữu ích cho khách hàng. Đặc biệt là với những sản phẩm được phân phối độc quyền.

esterr lauder fb
Nhãn hàng Estee Lauder công bố một số kênh bán hàng không chính hãng cuối năm 2022

Bên cạnh đó, doanh nghiệp công bố thông tin về các đơn vị phân phối chính thức cũng là cách giúp khách hàng tiếp cận được điểm bán hàng chính hãng, từ đó giảm rủi ro mua phải hàng giả.

paulachoice thong bao dai ly
Nhãn hàng Paula’s Choice giới thiệu nhà phân phối hàng chính hãng

2. Theo dõi các xu hướng về sản phẩm trên không gian mạng

Nhiều người – nhất là người trẻ – đang có xu hướng xem đánh giá (review) trên các mạng xã hội trước khi mua sắm, thậm chí mua hàng dựa trên lời giới thiệu của những người nổi tiếng. Dựa vào xu hướng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành “social listening” – theo dõi các nền tảng truyền thông xã hội về các cuộc thảo luận, đề cập liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, xu hướng tiêu thụ. Cùng cách thức, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi các nội dung xu hướng, đánh giá từ đối tượng khách hàng, khách hàng tiềm năng về sản phẩm tương tự sản phẩm mình đang cung cấp; từ đó tìm ra các mặt hàng có dấu hiệu làm giả, làm nhái sản phẩm của mình để cảnh báo cho khách hàng.

Với cách này, doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ với khách hàng để tiếp nhận thông tin kịp thời. Ví dụ trường hợp nhãn hàng Johnson’s Baby đã dựa vào thông tin từ một KOC (Key Opinion Customer) để đưa ra thông báo kịp thời về 1 dòng nước hoa giả gắn nhãn hiệu Johnson’s Baby được bán tràn lan trên thị trường. Nhờ vậy có thể đưa ra thông tin xác thực cần thiết, giúp khách hàng không bị đánh lừa khi mua sản phẩm.

johson x ha linh
Nhãn hàng Johnson’s Baby được KOC cảnh báo về hàng giả

3. Thiết lập các kênh bán hàng chính hãng online

Việc định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán chưa thực sự chặt chẽ trên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử được cho là một trong những “kẽ hở” để các đối tượng lợi dụng đưa hàng hóa vi phạm lên bày bán công khai trên trên không gian mạng. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần chủ động hơn bằng cách thiết lập thêm các kênh bán hàng online. Việc này không chỉ có ý nghĩa kinh doanh, mà còn là một cách giúp người tiêu dùng tiếp xúc được nhiều hơn với các điểm bán hàng chính hãng thay vì các đơn vị phân phối nhỏ lẻ không chính thức.

Ví dụ trên các sàn thương mại điện tử lớn, các nhãn hàng có thể thiết lập Cửa hàng chính hãng, trên Facebook thì có thể sử dụng fanpage có tích xanh để tương tác với khách hàng. Ngoài ra website cũng là kênh online nên được đầu tư, thông qua giao diện, tính năng, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều điểm khác biệt để kẻ gian không thể làm giả website chính hãng và lừa đảo khách hàng.
Chẳng hạn như trường hợp trang web của Điện máy xanh:

web dien may xanh
Trang web chính hãng của Điện máy xanh đã được đăng ký Bộ công thương chứng nhận (có dấu check xanh cuối trang web)
web dien may xanh gia
Trang giả mạo Điện máy xanh – Không có dấu check màu xanh chứng nhận đã thông báo Bộ công thương cuối trang web

Tạm kết

Trên thực tế, các biện pháp gợi ý trong bài viết trên sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nếu được hỗ trợ bởi công nghệ. Doanh nghiệp thông qua các công cụ, giải pháp chống hàng giả nền tảng số được đồng bộ với dữ liệu của doanh nghiệp sẽ giúp kiểm soát được việc lưu thông hàng hóa trên thị trường, truy vết đường đi của sản phẩm, truy xuất thông tin bán hàng. Nhờ vậy, nhanh chóng phát hiện các trường hợp bị giả mạo, cũng như có các căn cứ để giải quyết khi các sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ trong chống hàng giả như QR Code, truy xuất nguồn gốc… cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm, tra cứu giá sản phẩm, tra cứu hệ thống đại lý chính thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp… và xác thực hàng chính hãng nhanh chóng, chính xác.

>> Tìm hiểu thêm về Giải pháp QR Code chống giả của iCheck

Mời bạn đánh giá
Bởi Dũng iCheck Corp

Bởi Dũng iCheck Corp

Chúng tôi là công ty công nghệ cung cấp các giải pháp số hóa sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp dựa trên mã Barcode và QR code
Được tin dùng bởi 20.000 doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng, kiến thức kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng

Bài Viết Liên Quan

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *