Bảo hành điện tử là gì?

Bảo hành điện tử là gì?

Bảo hành điện tử là phương thức bảo hành sản phẩm trực tuyến thay thế cho bảo hành thông thường bằng giấy hay thẻ bảo hành bằng cách: nhắn tin SMS kích hoạt, quét mã QR Code từ tem bảo hành điện tử, đăng ký trên website hoặc bằng ứng dụng bảo hành trên di động: E-Warranty App. Phần mềm có chức năng thông báo thời hạn bảo hành cho khách hàng và khách hàng cũng có thể chủ động kiểm tra thông tin sản phẩm trên website của doanh nghiệp.

bao hanh dien tu
Bảo hành điện tử là gì? 10

Bảo hành điện tử là gì?

Bảo hành điện tử là giải pháp thực hiện bảo hành cho sản phẩm bằng các phương pháp như nhắn tin SMS, quét mã QR Code, tem bảo hành điện tử, kích hoạt trên website hoặc bằng ứng dụng bảo hành trên di động.

>> Bảng giá chi tiết các loại Tem bảo hành điện tử

Chức năng của phần mềm bảo hành điện tử

Hệ thống phần mềm bảo hành điện tử được phát triển gồm nhiều chức năng khác nhau, có tích hợp tổng đài SMS, QR Code, ZALO… Chi tiết các chức năng chính của hệ thống bao gồm:

  • Hệ thống quản lý Kích hoạt bảo hành điện tử (e-Warranty) bằng tin nhắn SMS, Website, QR Code, App Mobile.
  • Ứng dụng bảo hành điện tử trên di động: E-Warranty App.
  • Hệ thống quản lý Sửa chữa bảo hành tập trung từ Hãng -> Trung tâm bảo hành ủy quyền -> Người tiêu dùng.
  • Ứng dụng bảo hành điện tử (APP) giúp quản lý kích hoạt bảo hành, quét QR Code, sửa chữa, hỗ trợ khiếu nại, gia hạn, bán hàng… trên di động.
  • Lập trình các chương trình trúng thưởng SMS hoặc tích điểm – đổi quà, thưởng tiền, quà tặng, vòng quay may mắn.
  • Tích hợp tổng đài chăm sóc khách hàng, SMS Brandname, Zalo.
  • Thiết kế website thương mai điện tử, giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi.
  • Tích hợp dữ liệu từ các hệ thống khác như: ERP, CRM, CIMS, NET Suite, SAP, Microsoft Dynamics…
  • In tem bảo hành điện tử QR Code hoặc tem bảo hành phủ cào SMS.

Hệ thống được triển khai và tùy chỉnh theo nghiệp vụ thực tế của từng doanh nghiệp, các yêu cầu được khảo sát, phân tích và mô tả chi tiết  trước khi triển khai.

Lợi ích của Bảo hành điện tử

  • Thay thế được hình thức bảo hành cũ bằng giấy bằng phương thức tiếp cận hiện đại, an toàn và thân thiện
  • Quản lý được thông tin khách hàng mua hàng, thông tin sản phẩm, đại lý bán hàng.
  • Đơn giản và tiện lợi cho người mua hàng
  • Doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng hòa trên thị trường, tránh hàng giả, tạo giá trị và thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng
  • Khách hàng an tâm, tin tưởng khi mua và sử dụng liên tục các sản phẩm của công ty, tin vào thương hiệu, trách nhiệm đối với sản phẩm bán ra cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Kết hợp để triển khai các hoạt động marketing, gia tăng doanh số.

>> Bảng giá chi tiết các loại Tem bảo hành điện tử

Bảo hành điện tử áp dụng cho những sản phẩm nào?

Hiện nay, bảo hành điện tử có thể áp dụng cho tất cả sản phẩm có hạn sử dụng và thực hiện bảo hành cho khách hàng sau mua hàng vì sự linh hoạt, đơn giản, thân thiện và bảo vệ môi trường:

  • Thiết bị điện tiêu dùng:  tủ lạnh, máy lạnh, điều hòa, máy làm mát không khí,  máy sấy tóc, máy giặt,  bình đun nước, máy lọc nước, bình tắm nóng lạnh – Đèn led, đèn điện, quạt điện.
  • Thiết bị nhà bếp: bếp điện từ, bếp từ, máy pha cafe, máy hút mùi
  • Thiết bị điện tử như: máy ảnh, quay phim, tivi, loa vi tính, loa bluetooth, loa karaoke, máy in…
  • Linh kiện điện tử: pin điện thoại, tai nghe, bàn phím, chuột, linh kiện khác.
  • Máy móc công nghiệp: máy bơm, máy công nghiệp, máy biến áp, bộ chuyển mạch…
  • Dụng cụ cơ khí như: máy khoan, máy bắn vít, máy cắt, máy tời, máy xây dựng
  • Sản phẩm nội thất, vật liệu xây dựng: bàn ghế, cửa nhôm, cửa tự động, sàn gỗ, bồn nước, thiết bị vệ sinh, dụng cụ xây dựng…
  • Sản phẩm tiêu dùng: mắt kính, đồng hồ, thắt lưng, ví da, giày dép…
  • Sản phẩm thiết bị dành cho thú cưng
  • Thiết bị y khoa, nha khoa: răng sứ, phôi, thẻ bảo hành, máy móc, dụng cụ
  • Thiết bị gia đình, mẹ và bé: camera, khóa cửa, gường – nệm, nôi điện, võng điện, máy hút sữa, xe tập đi, đồ chơi trẻ em.

Đối với sản phẩm là thực phẩm, nông sản, dược phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng… sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc – in tem QR Code, tem xác thực, tem chống giả, tem phủ cào SMS… có tích hợp SMS để nhắn tin xác thực.

Có mấy hình thức kích hoạt bảo hành?

Doanh nghiệp có thể triển khai Bảo hành điện tử cho khách hàng kích hoạt sản phẩm bằng các hình thức đơn giản như sau:

  • Kích hoạt bằng tin nhắn SMS theo cú pháp, ví dụ: KHBH {mã seri}  {họ tên khách hàng} gửi 8×85
  • Kích hoạt bằng website bảo hành của công ty,
  • Kích hoạt bằng cách quét mã QR Code từ tem QR Code đã dán trên sản phẩm.
  • Kích hoạt bằng Tem bảo hành điện tử SMS.
  • Kích hoạt bằng Tem bảo hành điện tử QR Code.
  • Kích hoạt bằng QR Code trên Thẻ bảo hành điện tử (Digital Warranty Card).
  • Kích hoạt bằng ứng dụng bảo hành điện tử trên di động (e-Warranty APP).
  • Áp dụng chương trình cho đối tác, đại lý, kỹ thuật… hỗ trợ kích hoạt bảo hành và tích điểm – nhận thưởng.

Khách hàng cuối kích hoạt bảo hành như thế nào?

Khách hàng cuối (hay người tiêu dùng) sau khi mua sản phẩm sẽ nhận được thông tin hướng dẫn kích hoạt bảo hành từ tem, nhãn, hướng dẫn sử dụng trên thùng hàng hoặc do đại lý bán hàng hỗ trợ.

giai phap bao hanh 1 480x360 20220120083333
Bảo hành điện tử là gì? 11

Người tiêu dùng chủ động thực hiện các bước sau:

  • Nhắn tin theo cú pháp tin nhắn SMS trong tài liệu hướng dẫn bên trong sản phẩm
  • Hoặc scan mã QR Code trên thùng hàng để kích hoạt bảo hành hay kiểm tra thông tin sản phẩm.
  • Truy cập website bảo hành của công ty, tiến hành điền thông tin để kích hoạt.
  • Tải ứng dụng bảo hành điện tử trên điện thoại (app) để kích hoạt và quản lý.

Sau khi thực hiện đầy đủ các chức năng, hệ thống tự động kiểm tra dữ liệu do khách hàng nhập và thông báo thông tin bảo hành về cho khách hàng, các thông tin được gửi về bằng các hình thức như sau:

  • Thông tin tin nhắn SMS
  • Gửi email thông báo
  • Link website kiểm tra thời gian bảo hành
  • Số điện thoại liên hệ hỗ trợ
  • Form báo lỗi, hỗ trợ sửa chữa…
  • Danh sách Trạm bảo hành trên toàn quốc
man bh 32x 20220120041919
Bảo hành điện tử là gì? 12

Chỉ với 2 thao tác đơn giản, giải quyết được nhiều vấn đề:

  • Người tiêu dùng chủ động kiểm tra thông tin bảo hành của sản phẩm cũng như quản lý các thông tin khác trên điện thoại, email…
  • Doanh nghiệp lưu trữ được thông tin khách hàng: số điện thoại, tin nhắn, họ tên, địa chỉ, đại lý, sản phẩm và lịch sử mua hàng, lịch sử bảo hành của khách hàng.
  • Chủ động thiết kế các chương trình chăm sóc khách hàng, tiếp thị, bán hàng dựa trên thông tin chính xác đã thu được.

Đại lý và Trung tâm Bảo hành ủy quyền sử dụng hệ thống như thế nào?

Triển khai phần mềm Bảo hành điện tử trên toàn hệ thống của doanh nghiệp, bao gồm: đối tác, đại lý, kỹ thuật và nhân viên đều có thể sử dụng được với tài khoản được cấp.

Các đối tác, thành viên được cấp tài khoản và phân quyền thì có thể sử dụng các chức năng như:

  • Đăng ký, đăng nhập và thay đổi các thông tin
  • Hỗ trợ kích hoạt bảo hành hàng loạt, gia hạn bảo hành, đảo bảo hành…
  • Quản lý thông báo, nhận yêu cầu từ tổng đài, Hãng…
  • Quản lý thông tin sản phẩm
  • Lịch bảo hành, bảo trì.
  • Quản lý sửa chữa bảo hành cho khách hàng tại các trạm
  • Đặt hàng, doanh thu, công nợ.
  • Quản lý thông tin khách hàng
  • Báo cáo – Thống kê

Các hạng mục chức năng của các thành viên bên trong hệ thống được Admin quản lý và phân quyền. Dữ liệu sẽ tập trung về Công ty giúp kiểm soát và hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Có bao nhiêu loại tem bảo hành điện tử?

Hiện nay trên thị trường, tất cả các loại tem bảo hành điện tử đều có chức năng phủ cào nhằm bảo vệ thông tin của tem đã dán lên sản phẩm. Các mẫu tem phố biến nhất hiện nay gồm:

  • Tem bảo hành điện tử SMS
  • Tem bảo hành điện tử QR Code

Ứng dụng bảo hành điện tử là gì?

Ứng dụng bảo hành điện tử hay là Ewarranty App được thiết kế và cài đặt trên điện thoại di động (Android và iOS), giúp đại lý, người tiêu dùng dễ dàng cài đặt, cập nhật và khai báo thông tin bảo hành cho sản phẩm cũng như kiểm tra thời hạn bảo hành, báo lỗi hư hỏng…

Chức năng chính của ứng dụng bảo hành điện tử:

  • Kích hoạt bảo hành điện tử.
  • Kiểm tra thông tin sản phẩm, thời hạn bảo hành.
  • Quét mã QR Code, mã vạch.
  • Báo lỗi và hỗ trợ bảo hành sản phẩm.
  • Thông báo khuyến mãi.
  • Quản lý Đại lý, cửa hàng.
  • Tích điểm, tích tiền, quà tặng, đổi quà.
  • Tin tức hình ảnh…
  • Giới thiệu sản phẩm.
Đăk Lăk: Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa – đặc sản OCOP vùng biên giới

Đăk Lăk: Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa – đặc sản OCOP vùng biên giới

OVN – Để tạo nên món ăn đặc sản, mỗi địa phương sẽ có công thức sản xuất riêng. Tại Đăk Lăk, Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa với nguyên liệu cũng như cách chế biến độc đáo đã trở thành món ăn đặc sản vùng biên giới Ea Súp.

Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa của Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) được chế biến từ nguyên liệu, nguồn lợi thủy sản sẵn có tại địa phương. Sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao (theo quyết định số 3672/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk).

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa

Chả ốc Ea Súp – sự kết hợp tinh tế

Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa là sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp của các nguyên liệu có sẵn ở sông nước và núi rừng Ea Súp. Thông qua công thức sản xuất gia truyền, sản phẩm đã trở thành món ngon đặc trưng của vùng đất Ea Súp. Đây là sản phẩm kế thừa từ món ăn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: Ê-đê, Xơ-Đăng, Gia-rai, M’Nông, Ba Na… 

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa

Nguyên liệu sản xuất món ăn đặc sản Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa bao gồm: ốc bươu đen Ea Súp, thịt lợn, gừng, sả, lá lốt, hành, tiêu, gia vị… Những nguyên liệu này đều được nuôi trồng tự nhiên, không có hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi sơ chế, toàn bộ nguyên liệu sẽ được nhồi gọn vào ống nứa. Ống nứa tươi với mùi thơm tự nhiên hòa quyện cùng ốc làm gia tăng hương vị thơm ngon của món chả.

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa

Ốc bươu được nhồi gọn bên trong ống nứa, vậy nên khi hấp lên vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên của ốc. Tùy vào khẩu vị của từng người, món Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa sẽ có cách thưởng thức khác nhau. Vì ốc đã được cố định bên trong ống nên người dùng dễ dàng nhúng lẩu hoặc nướng trên vỉ than. Kích thước ống tuy nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dễ bảo quản và vận chuyển đi xa.

Trong các khâu sản xuất Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa, khâu sơ chế thủy sản được cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú chú trọng hơn cả. Ốc sau khi bắt lên được sơ chế ngay tránh trường hợp để lâu sẽ mất độ tươi ngon, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Gia vị như lá lốt, sả, ớt hiểm xanh, tiêu… cũng phải đảm bảo đủ độ tươi trước khi cho vào ống nứa. Cuối cùng ở khâu đóng gói, sản phẩm sẽ được hút chân không để có thể bảo quản trong thời gian dài. 

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
Ba sản phẩm của Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú được công nhận sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại là một món ăn ngon phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách, sản phẩm Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa còn mang những giá trị về tinh thần của vùng đất biên giới Ea Súp. Đây chính là món ăn đặc sản huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk, thích hợp làm quà biếu cho bạn bè, họ hàng,… mỗi dịp được ghé thăm vùng đất này.

Mở rộng tiềm năng phát triển

Huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk có địa giới hành chính: phía Đông giáp hai huyện Ea H’Leo và huyện Cư M’gar, phía Nam giáp huyện Buôn Đôn của tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp huyện Chư Prông của tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp đất nước Campuchia. Ngành kinh tế chủ lực của huyện là nông nghiệp với diện tích và sản lượng lúa lớn.

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
 Chả cá thác lác Ea Súp

Huyện có hơn 4.000 ha ao, hồ, đập lớn nhỏ nằm ở 9 xã và 1 thị trấn cùng lượng mưa lớn. Vì vậy, Ea Súp là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản. Mô hình nuôi trồng thủy sản của các cơ sở, hộ gia đình tại địa phương cũng nhờ đó mà có điều kiện hình thành và phát triển.

Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú được thành lập ở huyện Ea Súp vào năm 2021 là cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản món ăn từ các loại thuỷ sản, thịt và một số nguyên liệu khác. Ngoài sản phẩm Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa, Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú còn có thêm 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Đó là “Chả cá thác lác Ea Súp” và “Cá thác lác Ea Súp rút xương” sản xuất từ cá thác lác nguyên con đã được rút xương tạo nên nét độc đáo cho sản phẩm.

 Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa được chứng nhận OCOP đạt hạng 3 sao
 Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa được chứng nhận OCOP đạt hạng 3 sao

Cả ba sản phẩm “Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa”, “Chả cá thác lác Ea Súp” và “Cá thác lác Ea Súp rút xương” được sản xuất tươi sống và cấp đông theo tiêu chuẩn HACCP Codex 2020. Thời gian để chế biến các sản phẩm đông lạnh này thành những món lẩu, hấp, nướng chỉ mất khoảng 15 phút.

Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú ra đời đã vận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tập trung huy động các nguồn lực từ bên trong lẫn bên ngoài cơ sở để liên kết người dân huyện Ea Súp với nhau nhằm tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nuôi trồng và chế biến nông sản, thủy sản.

Song song đó, Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú cũng hỗ trợ người dân tại địa phương trước và sau khi thu hoạch thủy sản, góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; đóng góp hiệu quả cho việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. 

Trung bình mỗi ngày cơ sở thu mua hơn 200kg ốc tươi và 100kg cá thác lác được nông dân đánh bắt từ các đập hồ, kênh mương tự nhiên. Hiện cơ sở đã và đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại chỗ với thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/tháng. Trong năm 2022, bộ sản phẩm: “Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa” và “Chả cá thác lác Ea Súp” của Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú được tôn vinh và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực tại tỉnh Ninh Thuận. 

Chả ốc Ea Súp - sự kết hợp tinh tế
 Bà Nguyễn Thị Hương Ly – Chủ Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk)

Bà Nguyễn Thị Hương Ly – Chủ cơ sở cho biết, chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, những hỗ trợ về sản xuất của Trung tâm Khuyến công giúp đơn vị đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn.

Các sản phẩm đặc sản riêng biệt của huyện Ea Súp, trong đó bao gồm sản phẩm Chả ốc Ea Súp nhồi ống nứa đã và đang cung ứng cho các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và khu dân cư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua việc cung ứng, phát triển sản phẩm trên diện rộng sẽ là cơ hội để giới thiệu đặc sản quê hương Ea Súp nói riêng và Việt Nam nói chung đến gần hơn với bạn bè quốc tế. 

Nguồn: ocopvietnam.com.vn

5 ngành đang thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước

5 ngành đang thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước

D65okAc
5 ngành đang thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước 28

Tính lũy kế đến ngày 20/10/2022, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt trên 435,2 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu hút dòng vốn FDI với lũy kế tổng vốn đầu tư đạt 257,45 tỷ USD.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với lũy kế tổng vốn đầu tư đạt 257,45 tỷ USD tính đến 20/10/2022.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với lũy kế tổng vốn đầu tư trên 65,76 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; dịch vụ lưu trú và ăn uống với lũy kế tổng vốn đầu tư lần lượt là 38,37 tỷ USD và 12,68 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

5 ngành đang thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước - Ảnh 1.
5 ngành đang thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước 29

5 ngành thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất tính đến 20/10/2022. Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; thông tin và truyền thông là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 44,16%, 16,75% và 7,38% lũy kế tổng số dự án tính đến 20/10/2022.

Xét về tỷ lệ trong lũy kế tổng vốn đầu tư tính đến 20/10/2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu chiếm gần 60% lũy kế tổng vốn đầu tư. Xếp thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản chiếm 15,11% lũy kế tổng vốn đầu tư.

Với 2 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản đã chiếm hơn 75% lũy kế tổng vốn đầu tư vào Việt Nam tính đến 20/10/2022. Các ngành còn lại chiếm 25% lũy kế tổng vốn đầu tư tính đến 20/10/2022.

Nếu chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2022, vốn FDI vào Việt Nam đạt khoảng 24,46 tỷ USD, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,9 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,87 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 928 triệu USD và hơn 853 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Nguồn: https://cafef.vn/5-nganh-dang-thu-hut-dong-von-fdi-nhieu-nhat-ca-nuoc-20221120160445653.chn

Intel đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, đánh giá khả năng Việt Nam là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu

Intel đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, đánh giá khả năng Việt Nam là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu

image 1
Intel đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, đánh giá khả năng Việt Nam là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu 31

“Công nghệ cần thích nghi với con người chứ không phải con người phải thích nghi với công nghệ ”, chia sẻ bởi bà Alexis Crowell – Giám đốc Điều hành khu vực châu Á của Intel – chia sẻ trong buổi trò chuyện mới đây.

Nói cụ thể về quan điểm này, bà Alexis Crowell cho biết công nghệ thực chất không phải là cái gì quá phức tạp, mà chính là những phát minh nhằm thích nghi với nhu cầu của con người. Công nghệ theo đó phải được tích hợp tự nhiên vào cuộc sống, và công cuộc chuyển đổi số như vậy sẽ dễ dàng hơn.

ại sao công nghệ bùng nổ? Vị này đặt vấn đề.

Bởi trái đất không đủ nhân lực nên cần tự động hoá bổ sung, để tự động hoá được thì cần công nghệ và công nghệ cũng tăng tốc theo sự đi lên cuộc sống. Một thống kê cho thấy, trái đất sản sinh khoảng 97 triệu công việc trong 30 năm, minh chứng về sự cần thiết có công nghệ.

“Giai đoạn Covid -19, chúng ta thấy rõ nhất chức năng của công nghệ. Nhờ có công nghệ , con người mới có thể kết nối được với nhau ”, bà nhấn mạnh. Và sứ mệnh Intel chính là tập trung vào giải pháp, hợp tác với các bên thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số dễ dàng hơn.

Intel xuất phát điểm là sản xuất chip, thống kê Công ty đã vận chuyển 3 tỷ sản phẩm đi qua Việt Nam (trong chuỗi dây chuyền toàn cầu); và hôm nay chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của Intel.

Công ty cũng vừa rót thêm 475 triệu USD vào nhà máy tại Việt Nam cuối năm qua, nâng tổng mức đầu tư sau 16 năm hoạt động lên gần 1,5 tỷ USD. Con số rót mới là phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số và nằm trong tổng mức 80 tỷ USD đầu tư của Intel trên toàn thế giới.

Dưới góc nhìn tổng thể, Intel đánh giá Việt Nam gây ấn tượng với vai trò là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như thu hút được dòng vốn ngoại – đây chính là cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên nhất.

Điều cần làm hiện nay chính là phát triển công nghệ trong hệ sinh thái chung. Tức, chuyển đổi số không nên riêng lẻ, mà chúng ta phải cùng làm: cả khối công và khối tư với nhau cũng như giữa các ngành với nhau.

Còn ở góc độ doanh nghiệp, thách thức lớn nhất theo đại diện Intel chính là dữ liệu. Dĩ nhiên, dữ liệu được tạo ra ngày càng nhiều, và làm sao để biến dữ liệu đó thành gì đó hữu ích là bài toán của doanh nghiệp.

Để khai phá được dữ liệu thì phải nhờ tới các chuyên gia kỹ thuật, và làm xong điều này thì đi tới một thách thức khác là làm sao để bảo mật dữ liệu này, làm sao để dữ liệu không bị tuồng đến những nơi doanh nghiệp không muốn đến?… Dẫn chứng như vậy để nhấn mạnh lại quá trình chuyển đổi số phải đặt trong hệ sinh thái chung, với vai trò là nhà cung cấp giải pháp, Intel sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh cũng như thúc đẩy chuyển đổi số hoàn toàn.

Nguồn: https://cafef.vn/intel-da-dau-tu-khoang-15-ty-usd-vao-viet-nam-danh-gia-kha-nang-viet-nam-la-trung-tam-chuoi-cung-ung-toan-cau-20221120124242156.chn

Doanh nghiệp bắt đầu “chạy đua” cho mùa mua sắm Tết Quý Mão

Doanh nghiệp bắt đầu “chạy đua” cho mùa mua sắm Tết Quý Mão

image
Doanh nghiệp bắt đầu “chạy đua” cho mùa mua sắm Tết Quý Mão 33

Theo thông tin từ Bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam, tổng lượng sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ đã và đang hồi phục mạnh mẽ trong vòng 9 tháng đầu năm 2022 sau khi “chạm đáy” vào khoảng thời gian tương đương năm 2021. Tỷ lệ tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2022 theo báo cáo đã tăng đến 14,2% so với cùng kỳ 2019

Các giao dịch mua bán thường tăng cao trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là vào các mùa mua sắm trùng với ngày nghỉ lễ và các doanh nghiệp thương mại điện tử được dự báo sẽ có doanh thu bùng nổ vào dịp này.

Các ưu đãi đặc biệt vào các ngày 10/10, 11/11 hoặc 12/12 cũng như các ngày lễ lớn như Black Friday và Giáng sinh được dự đoán sẽ mang đến cơn sốt mua sắm trên toàn quốc.

Các doanh nghiệp và nhà bán lẻ đã và đang lên các kế hoạch quảng bá và khuyến mãi cũng như bổ sung hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu mua sắm của người dùng vào dịp cuối năm.

Đơn cử, Masan MEATLife vừa thông báo đã và đang gia tăng công suất các Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli tại Hà Nam và Long An. Tổng sản lượng thịt heo mát và gà mát mang thương hiệu MEATDeli đưa ra thị trường trong dịp Tết Quý Mão 2023 dự kiến lên đến gần 4.000 tấn, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Từ đây đến Tết Nguyên Đán, MEATDeli có chương trình luân phiên áp dụng giá tốt (ưu đãi đến 20%) cho nhiều mặt hàng như giò chả, gà ngon LaChanh, thịt heo xay, thịt đùi, nạc dăm, bắp giò cuộn,…

Mặt khác, hầu hết người dùng hiện tại vẫn ưu tiên việc mua hàng trực tuyến. Người Việt dành đến 6,38 giờ mỗi ngày để truy cập internet và 58,2% trong đó dùng để mua hàng trực tuyến, theo báo cáo từ Digital 2022 report. Vì vậy, có thể dễ dàng đoán được rằng lượng lớn người dùng sẽ ghé thăm thường xuyên các trang web trực tuyến và trang thương mại điện tử trong mùa mua sắm tới đây.

Song song với sự nhộn nhịp của thị trường, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý và sắp xếp đơn hàng của họ trong mùa mua sắm do sự gia tăng người mua đột biến chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Cho nên, việc phân phối hàng hóa luôn nên được chú ý song song với vấn đề về dịch vụ khách hàng.

Cuộc đua “giữ chân” khách hàng

Ngoài cuộc đua của người mua để nhanh chân có được món hàng yêu thích với giá hời trong mùa cao điểm mua sắm, doanh nghiệp và thương nhân cũng phải chạy đua để vừa mang đến hàng hóa chất lượng cao vừa cung cấp dịch vụ khách hàng tương xứng. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã tích hợp và đầu tư cho việc chuyển hóa kỹ thuật số trong việc thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nhằm mang đến lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường.

Ứng dụng trả lời tin nhắn tự động (Chatbot) hoặc trả lời tin nhắn thoại (Voicebot) là những công cụ phổ biến giúp cho doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng, tự động và liên tục cho người dùng. Ngoài ra, giải pháp này còn giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiết kiệm chi phí và giảm tải áp lực cho nhân sự chăm sóc khách hàng. Những công cụ trí tuệ nhân tạo này còn hỗ trợ họ trong việc cập nhật thông tin đơn hàng liên tục, cũng như là trả lời cho người mua nhanh chóng khi họ có nhu cầu.

Bên cạnh đó, các giải pháp đa kênh cho phép các doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng của họ mọi lúc, mọi nơi trên các kênh giao tiếp ưa chuộng của họ. Giải pháp này sẽ mang đến một trải nghiệm khách hàng trọn vẹn cho người dùng cũng như khả năng thay đổi kênh giao tiếp mà không phải lo về vấn đề mất dữ liệu tin nhắn trước.

Một báo cáo của CX Network chỉ ra rằng khách hàng khi mua hàng trên các nền tảng đa kênh thường đem đến giá trị lâu dài cho nhãn hàng nhiều hơn đến 30% so với khách hàng chỉ dùng 1 kênh mua sắm. Theo thông tin từ Forbes, doanh nghiệp với các chiến lược tiếp cận khách hàng mạnh mẽ trên nhiều kênh mua sắm giữ được trung bình đến 89% lượng khách hàng của họ, so với chỉ 33% đối với các doanh nghiệp không tối ưu hóa các chiến lược đa kênh của họ.

Thực tế cho thấy, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể phát triển công nghệ của riêng mình để phục vụ người dùng. Cho nên, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề về việc nâng cấp hệ thống chăm sóc khách hàng có thể được giải quyết bằng các nhà cung cấp thứ ba. Dựa trên các nhu cầu của doanh nghiệp, các nhà cung cấp có thể đưa ra giải pháp phù hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin cho người dùng, phía Infobip nhấn mạnh.

Ngành thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Mua sắm trực tuyến đang dần hình thành nên 1 thói quen tiêu dùng mới cho phần lớn người dùng Việt. Vì thế, sự chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới vào các khâu dịch vụ khách hàng trong thương mại điện tử đang trở thành 1 phần không thể thiếu trong việc giúp các nhãn hàng giữ khách hàng, mặc dù việc trồi sụt doanh thu sẽ luôn hiện hữu.

Nguồn: https://cafef.vn/doanh-nghiep-bat-dau-chay-dua-cho-mua-mua-sam-tet-quy-mao-20221120185859128.chn