Giới thiệu về Badge iCheck

Giới thiệu về Badge iCheck

Badge iCheck là một bộ quy định chứng nhận và quản lý thông tin sản phẩm thông qua việc sử dụng công nghệ mã vạch (barcode) và mã QR, nhằm mục đích chống giả, quản lý chất lượng sản phẩm và tăng cường sự minh bạch trong việc phân phối sản phẩm. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại badge iCheck và lợi ích của chúng.

Group 56074

Barcode Badge

Barcode Badge chứng minh sản phẩm được đăng ký Mã Số Mã Vạch (MSMV) cho sản phẩm. Đây là một phương pháp hiệu quả để quản lý và xác thực thông tin sản phẩm, và là một công cụ quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp, người bán và người tiêu dùng có thể dễ dàng theo dõi và xác minh thông tin sản phẩm. 

Lợi Ích cho Doanh Nghiệp

    • Quản Lý Thông Tin Sản Phẩm: Dễ dàng cập nhật và theo dõi thông tin liên quan đến sản phẩm, từ đặc điểm kỹ thuật đến lịch sử bảo hành.
    • Mở Rộng Kinh Doanh: Có khả năng mở rộng mạng lưới cộng tác viên và cửa hàng thông qua việc quản lý mã sản phẩm và MSMV, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm.

Lợi Ích cho Seller/Merchant

    • Cơ Hội Kinh Doanh: Đăng ký làm cộng tác viên hoặc mở cửa hàng mới, giúp mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu.
    • Quản Lý Dễ Dàng: Theo dõi hàng tồn kho, quản lý phân phối và bán hàng một cách dễ dàng nhờ vào việc quản lý MSMV.

Lợi Ích cho Người Tiêu Dùng

    • Tìm Kiếm Thông Tin Chính Hãng: Người tiêu dùng có thể dễ dàng xem danh sách đại lý và cửa hàng chính hãng thông qua việc quét MSMV.
    • Tham Gia Kinh Doanh: Có cơ hội đăng ký làm cộng tác viên bán hàng, tận dụng lợi thế từ việc sử dụng mã sản phẩm chính hãng để phát triển kinh doanh cá nhân.

Barcode Badge và việc sử dụng MSMV là một giải pháp quản lý hiệu quả, giúp tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa quy trình quản lý sản phẩm, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng cường sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng.

Badge QR Code

Badge QR Code do iCheck phát hành chứng minh sản phẩm đã sử dụng các giải pháp mã QR để cung cấp thêm một tầng bảo vệ cho sản phẩm, và giúp quản lý chất lượng hàng hóa một cách hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về mục đích và lợi ích của Badge QR Code:

Lợi Ích cho Doanh Nghiệp

    • Bảo Vệ Sản Phẩm: Giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do hàng giả gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.
    • Tăng Cường Quảng Bá: Khi người tiêu dùng quét mã QR, họ sẽ được hướng dẫn và truyền thông về các tính năng của sản phẩm, giúp nâng cao nhận thức và lòng tin của khách hàng.

Lợi Ích cho Seller/Merchant

    • Tham Gia Chương Trình Ưu Đãi: Dễ dàng và chủ động tiếp cận, tham gia vào các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt dành cho người bán.
    • Quản Lý Kinh Doanh Hiệu Quả: Tối ưu hóa quản lý phân phối, tồn kho và triển khai chương trình Loyalty dựa trên mã QR, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Lợi Ích cho Người Tiêu Dùng

    • Xác Minh Sản Phẩm Chính Hãng: Quét mã QR để kiểm tra thông tin, xác thực nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, giúp người tiêu dùng an tâm khi mua hàng.
    • Tham Gia Chương Trình Khuyến Mãi: Dễ dàng nắm được thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mãi liên quan đến sản phẩm, từ đó tận dụng cơ hội mua sắm với giá tốt và tham gia vào các chương trình Loyalty.

Badge với Điểm Review Cao

Badge với Điểm Review Cao thể hiện chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao trên Mạng xã hội Sản phẩm iCheck. Mục tiêu của loại badge này không chỉ thể hiện uy tín và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp tăng cường mức độ tương tác giữa doanh nghiệp, người bán và người mua.


Lợi Ích cho Doanh Nghiệp

    • Tạo Lòng Tin: Khi in điểm review cao trực tiếp trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng. Điều này giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn về chất lượng sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
    • Khẳng Định Chất Lượng: Việc thể hiện đánh giá tích cực từ người tiêu dùng trước đó cũng là cách để khẳng định chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của thương hiệu trên thị trường.


Lợi Ích cho Seller/Merchant

    • Tăng Sức Hút: Các sản phẩm được gắn badge với điểm review cao sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng, tăng khả năng bán hàng.
    • Tạo Lập Mối Quan Hệ: Thể hiện điểm đánh giá sản phẩm cũng giúp các nhà bán lẻ và cửa hàng tạo lập mối quan hệ tin cậy với khách hàng của mình.

Lợi Ích cho Người Tiêu Dùng

    • Quyết Định Mua Hàng Thông Thái: Người tiêu dùng có thể dễ dàng quét mã QR để xem các đánh giá và review của sản phẩm, giúp họ có thêm thông tin để đưa ra quyết định mua hàng thông thái hơn.
    • Tiết Kiệm Thời Gian: Thay vì tìm kiếm thông tin đánh giá trên nhiều nguồn khác nhau, người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR để có được thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm.

Badge điểm review cao không chỉ là công cụ marketing hiệu quả mà còn là cách để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, bằng cách cung cấp một cách tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng đến thông tin đánh giá sản phẩm. Điều này giúp tăng cường mức độ minh bạch và tạo dựng lòng tin trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Mời bạn đánh giá
Kantar cập nhật thay đổi về quan điểm & hành vi tiêu dùng xanh của người Việt

Kantar cập nhật thay đổi về quan điểm & hành vi tiêu dùng xanh của người Việt

Tại Việt Nam, tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh cũng ngày một nâng cao. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, an toàn cũng ngày càng tăng, nhất là các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy, người Việt đang có những thay đổi đáng kể về quan điểm và hành vi tiêu dùng xanh. Hãy cùng iCheck khám phá nhé!

Tiêu dùng xanh (Green consumption) được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững, là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.

Những sản phẩm “xanh” bao gồm tất cả các ngành hàng như đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm,… Chúng đều được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm hữu cơ hoặc thành phần đơn giản, ít gây hại tới sức khỏe và môi trường sống. Ngoài ra, các sản phẩm “xanh” này còn bao gồm các yếu tố như quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại. Hoặc những sản phẩm đó giúp cho mỗi người trở thành người tiêu dùng xanh tiết kiệm năng lượng và tài nguyên khác.

 

10.1

Theo Kantar:

– Hầu hết người tiêu dùng đều có nhận thức về môi trường sống và suy nghĩ về cách bảo vệ môi trường, tuy nhiên khoảng cách giữa quan tâm và hành động vẫn còn khá lớn.

– Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm có thành phần tự nhiên/địa phương mà họ tin rằng có lợi cho sức khỏe.

– Điểm mấu chốt là phát triển các sản phẩm bền vững với môi trường mang lại lợi ích cho sức khỏe.

10.1f

Kantar phân loại 3 nhóm người tiêu dùng sống xanh:

10.1a

10.1b

Đề cao thành phần và nguồn gốc sản phẩm, hai ngành hàng được Eco-Actives và Eco-Considerers chọn mua nhiều là sữa tươi thanh trùng và nước khoáng. Đối với người tiêu dùng Việt, an toàn cho sức khỏe vẫn là tiêu chí hàng đầu khi nói về sản phẩm bền vững, gắn liền với các thành phần tự nhiên, xuất xứ của sản phẩm.

10.1c

Hơn 1/3 người mua hàng không biết về các hành động bền vững khác của thương hiệu.

10.1d

10.e

Doanh nghiệp rút ra được bài học gì?

– Chủ động cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng.

– Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường. Đặc biệt, luôn phải đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng là trọng tâm của việc phát triển sản phẩm và có một chiến lược phát triển sản phẩm gắn liền với cam kết bền vững. Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm sẽ là một chiến lược phù hợp để doanh nghiệp lấy được “thiện cảm” của nhóm người tiêu dùng quan tâm tới lối sống tiêu dùng xanh.

Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 0902195488 – 0974 195 488 hoặc đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí nhé!

Group 9 e1695197345664

Mời bạn đánh giá
Nhìn lại 2023: Báo cáo trải nghiệm chăm sóc khách hàng từ KPMG Việt Nam

Nhìn lại 2023: Báo cáo trải nghiệm chăm sóc khách hàng từ KPMG Việt Nam

Với mong muốn cung cấp bức tranh toàn cảnh về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam, về những nhu cầu không ngừng biến đổi của người tiêu dùng, iCheck trân trọng gửi tới quý doanh nghiệp Báo cáo trải nghiệm chăm sóc khách hàng Xuất sắc (CEE) năm 2023 của Việt Nam, do KPMG Việt Nam thực hiện. KPMG Việt Nam đã khảo sát hơn 1.500 người tiêu dùng để hiểu quan điểm của họ về trải nghiệm khách hàng xuất sắc. ICheck tóm tắt một số điểm nổi bật trong báo cáo như sau:

1. Các điểm nổi bật trong năm 2023

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chung, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột trên thế giới, có thể thấy được qua sự sụt giảm trong xuất khẩu và tăng giá năng lượng. Bên cạnh việc giảm lượng cầu do suy thoái kinh tế, các chuyên gia tin rằng việc các nhà nhập khẩu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng là một rào cản cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Tăng trưởng trong thị trường nội địa bị chững lại bởi các nỗ lực kiểm soát lạm phát từ chính phủ, cũng như nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Khảo sát năm nay cho thấy, 96% số người được hỏi nói rằng lạm phát đã khiến họ điều chỉnh lại thói quen mua sắm nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực. Đặc biệt, 21% cho rằng họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát.

8.1a

Mặc dù phải hạn chế chi tiêu, khách hàng vẫn sẵn lòng mở hầu bao cho các sản phẩm chất lượng cao được sản xuất bền vững. So với năm ngoái, tuy tỉ lệ người Việt Nam sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm bền vững giảm, đa phần họ vẫn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ tới các giá trị ESG hơn là khách hàng trên toàn cầu, với 87% khách hàng Việt Nam sẵn lòng chi nhiều hơn cho các sản phẩm từ các doanh nghiệp bền vững, trong khi con số trung bình toàn cầu chỉ là 61%.

8.1b

Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về các sản phẩm bền vững có giá cả phải chăng cũng lớn dần. Để giảm thiểu tác động của giá cả leo thang, nhiều khách hàng đang chuyển sang mua đồ đã qua sử dụng. Sự chuyển hướng mua hàng có trách nhiệm này thể hiện rõ ở Việt Nam, nơi tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đã qua sử dụng cao hơn so với mức trung bình toàn cầu. Đáng chú ý, khoảng 18% người tiêu dùng Việt mua các mặt hàng đã sử dụng mỗi tháng, vượt mức 15% trên toàn cầu (theo Euromonitor, Consumer Lifestyles in 2023).

2. Xu hướng năm 2023: 6 tiêu chí đánh giá trải nghiệm khách hàng

Bộ Sáu Tiêu chí đánh giá Trải nghiệm khách hàng đã khẳng định vị thế nền móng trong việc xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Sự hiện diện của sáu yếu tố này là thiết yếu để đem lại kết quả kinh doanh vượt trội dựa vào trải nghiệm khách hàng.

8.1c

Trong báo cáo này, KPMG tập trung vào tác động của Ai đối với 6 tiêu chí này:

2.1. Tiêu chí cá nhân hóa

8.1g

AI có thể cải thiện đáng kể tính cá nhân hóa bằng cách tận dụng dữ liệu và mẫu hành vi của khách hàng để tạo ra những trải nghiệm riêng biệt. Đặc biệt, các thuật toán AI có thể phân tích lượng lớn dữ liệu của khách hàng, bao gồm lịch sử tương tác trước đây, lịch sử mua sắm, sở thích và thông tin nhân khẩu học. Bằng cách phân khúc khách hàng dựa trên dữ liệu này, AI có thể cung cấp nội dung, đề xuất sản phẩm và thông điệp tiếp thị được cá nhân hóa đến từng phân khúc.

Các Doanh Nghiệp Nên Hành Động:

– Cá nhân hóa cần phải có dữ liệu. Dữ liệu nên là một vấn đề cấp cao trong doanh nghiệp – cần có một Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (Customer Data Platform – CDP) như một cách để tổng hợp và đồng bộ hóa tất cả dữ liệu.

– Tập trung vào chất lượng dữ liệu chứ không phải số lượng – AI cần dữ liệu, nhưng phải là dữ liệu chuẩn.

2.2. Tiêu chí sự đồng cảm

8.1d 1

Dù công nghệ khó có thể thay thế sự đồng cảm của con người, AI có tiềm năng thúc đẩy sự đồng cảm trong nhiều doanh nghiệp, khi sự hỗ trợ của AI có thể giúp nâng cao khả năng thấu hiểu, sự kết nối, và trí tuệ cảm xúc trong mỗi nhân sự.

Các Doanh Nghiệp Nên Hành Động:

– Cân nhắc điểm khác biệt trong hành trình khách hàng khi có sự tác động của con người.

– Sử dụng phân tích cảm xúc để hiểu trạng thái cảm xúc của khách hàng khi họ tương tác trong hành trình khách hàng.

– Xác định cách mà AI có thể hỗ trợ và trao quyền cho nhân sự, đồng thời mang lại trải nghiệm vượt trội, mà không chỉ thay thế họ bằng công nghệ.

2.3. Tiêu chí Giải pháp

8.1e

AI có thể hỗ trợ các nhân viên chăm sóc khách hàng bằng cách đề xuất các giải pháp dựa trên các tương tác trước đây và dữ liệu của khách hàng. Điều này giúp tăng tốc quá trình giải quyết vấn đề và giảm thiểu sự trao đổi thông tin giữa khách hàng và các đội ngũ hỗ trợ. Trong đó, AI chatbot và trợ lý ảo có thể cung cấp phản hồi tức thì 24/7 đối với các câu hỏi của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi để được hỗ trợ. Những hệ thống này có thể xử lý một lượng lớn các yêu cầu cùng một lúc, đảm bảo việc giải quyết câu hỏi nhanh hơn. Hệ thống AI có thể học từ các tương tác trước đây và từ ý kiến phản hồi của khách hàng, liên tục cải thiện khả năng giải quyết vấn đề theo thời gian. Khả năng tự học hỏi này sẽ giúp việc giải quyết câu hỏi và hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

2.4. Tiêu chí Thời gian và công sức

8.1f

AI có thể giảm đáng kể thời gian và công sức mà khách hàng phải dành ra khi giao dịch với các doanh nghiệp, bằng cách tối ưu hóa các quy trình, tự động hóa các tác vụ và hỗ trợ khách hàng một cách cá nhân hóa. Bên cạnh đó, AI còn có thể truy vấn và phân tích lượng thông tin khổng lồ, giúp khách hàng dễ dàng và nhanh chóng tìm thấy một chi tiết hoặc một giải pháp cụ thể. Điều này giúp giảm thời gian tìm kiếm thông qua các trang web hoặc tài liệu để tìm thông tin liên quan. Việc sử dụng AI để tự động hóa quy trình tiếp nhận khách hàng mới, hướng dẫn họ thiết lập tài khoản và cung cấp thông tin, sẽ đảm bảo việc thiết lập nhanh chóng và chính xác.

2.5. Tiêu chí kỳ vọng

8.1h

AI có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp đáp ứng và thậm chí vượt qua kỳ vọng của khách hàng. AI còn có thể phân tích để dự đoán nhu cầu và sở thích của khách hàng. Bằng cách hiểu các khuynh hướng hành vi của khách hàng, các doanh nghiệp có thể chủ động cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, vượt qua kỳ vọng bằng cách cung cấp giải pháp trước khi khách hàng yêu cầu.

2.6. Tiêu chí Chính trực

Nhìn chung, việc triển khai AI một cách có trách nhiệm và thấu đáo, tập trung vào tính minh bạch, bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc sử dụng dữ liệu có đạo đức sẽ tác động tích cực đến sự tin tưởng của khách hàng. Các doanh nghiệp thể hiện cam kết đối với sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng, đồng thời hỗ trợ họ thông qua công nghệ AI, sẽ xây dựng được sự tin tưởng và lòng trung thành dài hạn. Tuy nhiên, có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp cần tập trung hơn để xây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.

8.1k

iCheck hy vọng bản báo cáo này có thể đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Bên cạnh đó iCheck vẫn tiếp tục hỗ trợ quý doanh nghiệp các giải pháp Barcode và QR code như:

QR Code kết hợp Chống giả – Bảo hành – Phân phối
QR Code Truy xuất nguồn gốc
QR Code Loyalty (tích điểm, trả thưởng cho khách hàng và đại lý)
QR Code Marketing
Minh bạch thông tin bằng Barcode

Mời bạn đánh giá
Học các ông lớn cách ứng dụng AI vào hoạt động marketing, bán hàng (P2)

Học các ông lớn cách ứng dụng AI vào hoạt động marketing, bán hàng (P2)

Trong thế kỷ 21, Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách chúng ta tiếp cận và thực hiện hoạt động bán hàng. Từ việc dự đoán xu hướng mua sắm cho đến tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, AI đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh hiện đại. Hãy cùng khám phá các chương tiếp theo để hiểu rõ hơn về cách AI đã và đang thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động bán hàng.

1. Mua sắm “không chạm” với với công nghệ Voice Shopping của Amazon

Amazon Alexa là một trợ lý ảo cho phép người dùng điều khiển bằng giọng nói được cung cấp bởi Amazon. Công ty này đã ứng dụng trợ lý Alexa vào trang mua sắm trực tuyến để thay đổi trải nghiệm mua hàng của khách hàng với công nghệ “không chạm”.

20220526 000054

Alexa cho phép người dùng tìm kiếm và mua sản phẩm cũng như thực hiện quy trình thanh toán bằng cách sử dụng lệnh giọng nói thay vì nhấp chuột hay chạm vào màn hình. Theo Amazon, điều này cho phép khách hàng kiểm soát trải nghiệm mua hàng mà không cần đụng đến bất kỳ nút nhấn nào.

Quy trình học máy (Machine learning) đằng sau việc mua sắm qua giọng nói bằng Alexa cũng tương tự. Người dùng có thể kích hoạt Alexa và bắt đầu liệt kê các sản phẩm mà họ muốn tìm kiếm, mua hoặc thêm vào danh sách mua sắm của họ. Khi các sản phẩm được thêm vào danh sách mua sắm của khách hàng thông qua giọng nói Alexa, họ có thể truy cập phiên bản văn bản của danh sách này trong ứng dụng Alexa và thay đổi sau này.

Khi bạn đã sẵn sàng thực hiện việc mua sắm thông qua thiết bị Amazon của mình, bạn có thể nói với Alexa như sau: “Alexa, đặt khăn giấy.” Trường hợp bạn đã từng đặt mua một sản phẩm cụ thể trước đây, Alexa sẽ đề xuất cho bạn việc đặt hàng lại món hàng đó. Như bạn có thể thấy, Amazon duy trì thông tin về các đơn hàng trước đó của bạn và điều này giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong trường hợp bạn chưa từng mua sản phẩm đó trước đây, Alexa có thể đề xuất cho bạn các giao dịch của sản phẩm gợi ý hoặc những món hàng được gọi là “Sự lựa chọn của Amazon”. Đây là những sản phẩm mà Amazon đã lựa chọn và đánh dấu là sản phẩm tốt với giá cả hợp lý. Nếu bạn muốn tìm hiểu về sự lựa chọn của Amazon cho khăn giấy, bạn có thể hỏi “Alexa, lựa chọn của Amazon cho khăn giấy là gì?”.

Tuy nhiên, nếu bạn không hài lòng với những thông tin mà Alexa cung cấp, bạn sẽ có tùy chọn để xem danh sách các mặt hàng khác. Khi Alexa hỏi bạn có sẵn sàng mua hàng chưa, bạn chỉ cần nói “Có”. Món hàng sẽ được thêm vào giỏ hàng Amazon của bạn. Trong trường hợp bạn đã thiết lập mã PIN, bạn có thể sẽ cần nhập mã PIN trước khi đơn đặt hàng được xác nhận và xử lý thông qua hệ thống thanh toán của Amazon.

Nhìn chung, ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo này nhằm cải thiện các tiện ích cho khách hàng mua sắm trên Amazon, từ việc tạo danh sách mua sắm đến nhận gợi ý từ Alexa. Đối với Amazon, việc đầu tư vào Trí tuệ Nhân tạo này giúp công ty cố gắng củng cố vị thế của mình trên thị trường bằng cách duy trì sự ưu thế trong việc mang lại tiện ích cho người tiêu dùng.

2. Starbucks và Deep Brew: Khi trí tuệ nhân tạo định hình trải nghiệm

Starbucks, công ty đồ uống nổi tiếng đã áp dụng AI để cải thiện kinh doanh và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Mobile Order

 

Chương trình AI đặc biệt của Starbuck gọi là Deep Brew, đã giúp công ty này cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, quản lý cửa hàng hiệu quả và đảm bảo luôn có đồ uống yêu thích của bạn sẵn có trong kho. Deep Brew, được giới thiệu vào năm 2019, là nền tảng AI của Starbucks. Chương trình này sử dụng Trí tuệ Nhân tạo và Học máy để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa hoạt động cửa hàng và quản lý hàng tồn kho. Deep Brew giúp Starbucks hiểu những gì khách hàng thích, để họ có thể đưa ra gợi ý, khuyến mãi và trải nghiệm độc đáo được cá nhân hóa. Nó cũng đảm bảo dịch vụ hiệu quả bằng cách tối ưu hóa việc cung cấp nhân viên cửa hàng và dự đoán nhu cầu hàng tồn kho để tránh việc hết hàng các sản phẩm phổ biến.

Deep Brew hoạt động như một trợ lý siêu thông minh cho những người pha cafe, hỗ trợ quản lý tồn kho, logistics chuỗi cung ứng và nhu cầu nhân sự. Điều này giúp các nhân viên pha cà phê tập trung vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và tạo ra mối kết nối cá nhân với khách hàng. Starbucks sử dụng phân tích dữ liệu và AI để tạo ra trải nghiệm khách hàng đặc biệt.

capture enternews 1629027813

Bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng, Starbucks có thể đưa ra gợi ý cá nhân dựa trên các đơn hàng trước đây và sở thích. Họ cũng gửi thông báo thời gian thực khi khách hàng gần cửa hàng hoặc khi đồ uống yêu thích của họ có sẵn. Từ thông tin và dữ liệu, Starbucks tạo ra sản phẩm mới và sáng tạo phù hợp với sở thích của khách hàng. Starbucks coi AI như một công cụ hữu ích, không phải là thay thế cho nhân viên. Việc áp dụng Trí tuệ Nhân tạo của Starbucks, đặc biệt là thông qua nền tảng Deep Brew, đã thay đổi bộ mặt của ngành cà phê. Từ việc phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo, Starbucks đã nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tạo ra gợi ý cá nhân, phát triển các sản phẩm sáng tạo và đưa ra những quyết định thông minh về vị trí cửa hàng.

Deep Brew đã chứng minh sự hữu ích bằng cách giúp Starbucks tập trung vào điều quan trọng nhất: mang đến trải nghiệm cà phê đáng nhớ, trong khi AI đảm nhiệm phần còn lại một cách tốt nhất.

>>> Xem thêm về phần 1 của bài viết này tại đây.

Bên cạnh đó, iCheck xin giới thiệu các giải pháp QR Code sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng và hỗ trợ việc ứng dụng AI:

– QR Code Chống giả

– QR Code Bảo hành

– QR Code Phân phối

– QR Code Truy xuất nguồn gốc

– QR Code Loyalty (tích điểm, trả thưởng cho khách hàng và đại lý)

– QR Code Marketing

Mời bạn đánh giá
Học các ông lớn cách ứng dụng AI vào hoạt động marketing, bán hàng (phần 1)

Học các ông lớn cách ứng dụng AI vào hoạt động marketing, bán hàng (phần 1)

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Một trong những lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất từ những đổi mới này chính là tiếp thị và bán hàng. AI đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhóm tiếp thị và bán hàng muốn nổi bật trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Trong bài viết này, iCheck sẽ liệt kê cách mà AI đã và đang thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận thị trường và tương tác với khách hàng & câu chuyện của những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng AI để thấu hiểu khách hàng, tạo các trải nghiệm cá nhân hóa và tăng cường hiệu suất bán hàng.

media 1

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động mạnh mẽ trong hoạt động marketing, cho phép các công ty thu thập dữ liệu quý báu về khách hàng, cá nhân hóa phương pháp tiếp thị, tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Bằng cách sử dụng thuật toán học máy và phân tích dự báo, các công ty có thể hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng, và điều chỉnh các hoạt động marketing của họ một cách phù hợp. Hãy cùng khám phá một số ví dụ thực tế về cách các doanh nghiệp đang sử dụng AI để cải thiện hoạt động tiếp thị của họ.

1. Netflix “hiểu” người dùng hơn chính họ nhờ AI

Netflix có lẽ là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về cách AI được sử dụng trong tiếp thị. Gã khổng lồ phát video trực tuyến từ lâu đã dựa vào phân tích dữ liệu và học máy để đề xuất nội dung cho người dùng.

Hệ thống đề xuất do AI cung cấp của Netflix phân tích nhiều loại điểm dữ liệu, bao gồm lịch sử xem, lịch sử tìm kiếm và xếp hạng của người dùng, cũng như thông tin về chính nội dung, chẳng hạn như thể loại và đạo diễn. Sử dụng dữ liệu này, hệ thống có thể tạo các đề xuất được cá nhân hóa phù hợp với từng người dùng.

1 zi7Msp0l83bz7AjLpmJWEQ

Theo Netflix, hệ thống đề xuất của họ chịu trách nhiệm cho 80% nội dung mà người dùng xem trên nền tảng này. Điều này đã giúp cải thiện khả năng giữ chân và tương tác của khách hàng, cũng như thúc đẩy các lượt đăng ký mới. Công ty ước tính rằng hệ thống đề xuất của họ đã tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD chi phí giữ chân khách hàng.

Nhưng lợi ích của AI trong tiếp thị không chỉ là các đề xuất. Netflix cũng đang sử dụng AI để tối ưu hóa quy trình tạo nội dung của mình. Bằng cách phân tích dữ liệu người xem và xác định các mẫu trong nội dung người dùng đang xem, công ty có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về loại nội dung cần sản xuất và cách tiếp thị nội dung đó cho người dùng.

2. Sephora – cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng chatbot

Sephora, nhà bán lẻ mỹ phẩm, là một ví dụ tuyệt vời khác về việc ứng dụng AI cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Công ty này đã triển khai một chatbot trên trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động sử dụng thuật toán học máy (machine learning algorithms) để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng và cung cấp hỗ trợ cũng như đề xuất cho người mua hàng.

1 6DDCFm7sg7iuhTPgrPd8dg

Chatbot có tên là Sephora Virtual Artist, sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giúp khách hàng thử các sản phẩm trang điểm khác nhau và thử nghiệm các diện mạo khác nhau. Người dùng có thể tải ảnh của chính họ lên ứng dụng và chatbot sẽ sử dụng thuật toán học máy để phân tích các đặc điểm của họ và đưa ra các đề xuất trang điểm được cá nhân hóa. Ngoài Virtual Artist, Sephora cũng đã triển khai một chatbot hỗ trợ AI có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng và giúp người mua sắm tìm thấy sản phẩm họ đang tìm kiếm.

Chatbot được thiết kế để bắt chước trải nghiệm nói chuyện như một nhân viên bán hàng thực và sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu các câu hỏi của khách hàng và phản hồi một cách thích hợp. Bằng cách cung cấp các đề xuất và hỗ trợ được cá nhân hóa, Sephora đã có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Công ty báo cáo rằng những khách hàng tương tác với Virtual Artist có nhiều khả năng mua hàng hơn và chatbot đã giúp giảm số lượng yêu cầu hỗ trợ mà nhóm dịch vụ khách hàng của họ nhận được.

Vậy doanh nghiệp có thể học được những gì từ hai ông lớn trên?

– Chatbots và Hỗ Trợ Tư Vấn Trực Tuyến: Sử dụng chatbots dựa trên AI để cung cấp hỗ trợ tư vấn và trả lời câu hỏi khách hàng. Điều này không chỉ giúp cung cấp dịch vụ 24/7 mà còn tăng cường trải nghiệm người dùng và giảm gánh nặng cho đội ngũ hỗ trợ.

– Tích hợp AI vào hệ thống CRM để tạo ra một ảnh toàn diện về mối quan hệ với khách hàng. Hệ thống có thể theo dõi tương tác, dự đoán nhu cầu, và tối ưu hóa chiến lược chăm sóc khách hàng.

– Sử dụng AI để tự động chăm sóc khách hàng dựa trên dữ liệu. Hệ thống có thể gửi thông báo, ưu đãi đặc biệt, và các hình thức tương tác khác dựa trên hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Để tìm hiểu thêm về các ứng dụng của AI, hãy đón chờ phần 2 của bài viết này nhé!

Bên cạnh đó, iCheck xin giới thiệu các giải pháp QR Code sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng và hỗ trợ việc ứng dụng AI:

– QR Code Chống giả

– QR Code Bảo hành

– QR Code Phân phối

– QR Code Truy xuất nguồn gốc

– QR Code Loyalty (tích điểm, trả thưởng cho khách hàng và đại lý)

– QR Code Marketing

Mời bạn đánh giá