Từ các cửa hàng bán lẻ nhỏ đến các thương hiệu cao cấp, QR Code luôn là lựa chọn tuyệt vời để thu hút tương tác từ khách hàng, phù hợp cho tất cả các loại hình kinh doanh. Trợ giúp các doanh nghiệp làm giàu trải nghiệm khách hàng, mã QR đã được ứng dụng đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực ngành suốt hai thập kỷ tồn tại của chúng.
Với số lượng người dùng điện thoại thông minh được dự báo đạt con số 2,5 tỷ vào năm 2019, mã QR được dự đoán sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Vậy, mã QR đã ra đời như thế nào?
QR Code (mã phản hồi nhanh – Quick Response) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994, để khắc phục những hạn chế của mã vạch (Barcode)
Mặc dù Mã QR được tạo ra như một công nghệ để theo dõi hàng tồn kho sản phẩm, nhưng ngày nay nó đã được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau.
Dưới đây là case study của 10 thương hiệu đã sử dụng thành công mã QR Code trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Marketing nói riêng
Tìm hiểu thêm: Mã QR dành cho doanh nghiệp
1. Nissan tăng mức độ tương tác trên thiết bị di động với Mã QR
Nissan đã tung ra một sáng kiến Mã QR thú vị khác để tương tác trên thiết bị di động bằng cách đặt Mã QR trên nhãn dán cửa sổ xe cho toàn bộ dòng sản phẩm vào năm 2012. Những Mã QR này giúp người dùng hoàn thành thông tin liên quan đến sản phẩm như các tính năng chính, video tổng quan về sản phẩm, các phụ kiện đi cùng.
2. General Motors replaces SPID labels with QR Codes
General Motors, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, không còn xa lạ với những ứng dụng và lợi ích của mã QR đem lại. GM đã quyết định dán mã QR Code trên nhãn hiệu ô tô Chevrolet của mình. Gã khổng lồ ô tô hướng tới mục tiêu tăng nhu cầu mua sản phẩm bằng cách tăng mức độ tương tác của khách hàng thông qua QR Code.
Nhà sản xuất cũng quyết định thay thế nhãn nhận diện phụ tùng (Service Parts Identification – SPID) trên các bộ phận của xe bằng mã QR để tăng độ tin cậy cho người dùng khi truy cập các thông tin quan trọng.
3. L’Oreal và chiến dịch “Shop on the go” (Mua sắm khi di chuyển)
Một ví dụ khác về các thương hiệu sử dụng Mã QR là khi L’Oreal hợp tác với Glamour và sử dụng Mã QR bên trong xe taxi để thu hút khách hàng bị đang cảm thấy buồn chán vì kẹt xe. Chỉ cần quét mã QR, người tiêu dùng có thể truy cập video hướng dẫn sử dụng sản phẩm và được chuyển hướng đến trang cửa hàng để “giết thời than” khi phải chờ đợi trên xe.
Chiến dịch này đã giúp các kênh di động bùng nổ tăng trưởng lên tới 59% và các kênh thương mại xã hội là 148%. Hơn hết, số lượng tải app L’Oreal cũng nhảy vọt với chỉ số ấn tượng là 80%, đóng góp rất lớn vào doanh thu của cả tập đoàn.
4. Tesco xây dựng các cửa hàng ảo với mã QR Code
Một ví dụ khác về các thương hiệu sử dụng Mã QR là khi L’Oreal hợp tác với Glamour và sử dụng Mã QR bên trong xe taxi để thu hút khách hàng bị đang cảm thấy buồn chán vì kẹt xe. Chỉ cần quét mã QR, người tiêu dùng có thể truy cập video hướng dẫn sử dụng sản phẩm và được chuyển hướng đến trang cửa hàng để “giết thời gian” khi phải chờ đợi trên xe.
Chiến dịch này đã giúp các kênh di động bùng nổ tăng trưởng lên tới 59% và các kênh thương mại xã hội là 148%. Hơn hết, số lượng tải app L’Oreal cũng nhảy vọt với chỉ số ấn tượng là 80%, đóng góp rất lớn vào doanh thu của cả tập đoàn.
5. Starbucks tăng doanh số bán hàng với QR Code
Là một trong những gã khổng lồ FnB, không lạ gì khi Starbucks luôn là người tiên phong áp dụng những công nghệ mới để gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như giữ vững doanh thu.
Với mục tiêu duy trì tập khách hàng cũ cũng như liên tục thu hút khách hàng mới, Starbucks ra mắt mobile app của riêng mình vào 2009. Và để quảng bá cho ứng dụng này, cũng như các đồ uống đặc biệt mới hay chương trình tặng thưởng, họ đã gắn mã QR tại mọi cửa hàng của Starbucks khắp nước Mỹ, trên các tờ rơi của Starbucks và trên quảng cáo trên tờ báo People.
Chiến dịch này đã giúp Starbucks thu được một lượng lớn khách hàng tải app của họ cũng như tăng số lượng sales liên tục.
6. Chiến dịch quảng cáo phim dựa trên QR Codes của Netflix và Snapchat
Netflix đã đưa ra chiến dịch Marketing tương tác hấp dẫn với mã QR bằng cách biến 200 quán cà phê trông giống như Luke’s Diner của Gilmore Girls như một phần của chiến dịch quảng bá cho bộ phim này. Trong chiến dịch này, Snapchat cũng đã giúp một tay cho Netflix bằng cách in mã Snapcode (phiên bản Mã QR của Snapchat) trên các tách cà phê của những quán cà phê này. Các mã Snapcode khi được quét sẽ mở khóa bộ hiệu ứng Gilmore Girls trên Snapchat.
Tìm hiểu thêm: Mã QR dành cho doanh nghiệp
0 Lời bình