Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa là một yếu tố quan trọng giúp tên tuổi, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ độc quyền lâu dài. Vậy nhãn hiệu là gì? Cách đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Nhãn hiệu là gì? Phân biệt đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu
Để có thể hiểu rõ hơn về đăng ký thương hiệu độc quyền và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì đòi hỏi bạn sẽ phải phân biệt được hai khái niệm này. Vì chúng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Khái niệm nhãn hiệu sản phẩm (trademark)
Nhãn hiệu được biết đến là dấu hiệu giúp nhận biết được dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp bạn cung cấp. Nên nó sẽ là yếu tố gắn liền với chất lượng sản phẩm/dịch vụ, niềm tin của khách hàng và thể hiện sự uy tín của thương hiệu.
Đối với mỗi doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì nhãn hiệu luôn được ví như tài sản vô hình của một thương hiệu. Vì thế việc đăng ký nhãn hiệu (ĐKNH) sản phẩm không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều kiện đủ để giúp doanh nghiệp phát triển hơn trên thị trường, cũng như tạo được nền tảng cho sự nghiệp về sau.
Thương hiệu sản phẩm (brand)
Còn thương hiệu sản phẩm được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp tạo nên, được cảm nhận hữu hình hay vô hình bởi những người đã sử dụng và trải nghiệm nó. Thương hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là một cái tên mà nó còn có thể là biểu tượng, một câu slogan. Cụ thể, nó chính là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp tạo nên.
Tại sao doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là chủ yếu, còn đăng ký thương hiệu sản phẩm chưa phổ biến.
Trong đó, việc doanh nghiệp có giấy chứng nhận ĐKNH độc quyền sẽ đảm bảo khẳng định được quyền sở hữu duy nhất đối với nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ của mình cung cấp. Các đối thủ, đối tác hay bất kỳ tổ chức nào không được quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm tương tự hay trùng với doanh nghiệp của bạn.
Điều này góp phần giúp đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp khi bỏ chi phí ra để phát triển tên tuổi, sản phẩm ổn định theo nhãn hiệu đã đăng ký mà không bị đối thủ đánh cắp. Đối với những sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được gắn thêm chữ “R” trên bao bì sản phẩm để bạn nhận biết.
Ngoài ra, với việc đăng ký bản quyền sản phẩm độc quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị các đối thủ phản biện lại rằng nhãn hiệu của bạn tương tự hay giống với họ. Bởi vì trước khi được cấp giấy chứng nhận thương hiệu thì Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã phải rà soát, thực hiện đúng quy trình thủ tục đã quy định để đảm bảo doanh nghiệp bạn sử dụng nhãn hiệu sản phẩm trong kinh doanh không trùng lặp, hợp pháp.
Bất kỳ đại lý phân phối hàng hóa luôn mong muốn nhà sản xuất đảm bảo sự bền vững và ổn định của nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ. Cho nên khi đã đăng ký sở hữu thương hiệu sản phẩm thì sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự uy tín, chuyên nghiệp với các đối tác, đơn vị phân phối của mình.
Đặc biệt, khi triển khai kinh doanh online thì việc đăng ký này là yếu tố cần thiết. Bởi vì các sàn thương mại điện tử ở danh mục hàng chính hãng đều yêu cầu chủ shop phải xuất trình giấy đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ thì mới có thể được đăng ký tên shop và được bán sản phẩm có gắn nhãn hiệu của doanh nghiệp trên shop.
Với những vai trò trên thì việc ĐKNH sản phẩm là điều cực kỳ cần thiết. Khoản lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ không quá nhiều so với những giá trị của chúng mang đến, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh bền vững hơn trên thị trường.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Khi đã quyết định ĐKNH sản phẩm thì bạn cần phải chuẩn bị những thủ tục sau đây:
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
– File mẫu thương hiệu (đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng hình ảnh khác để đọc được trên máy tính); Lưu ý: Thương hiệu có thể có màu sắc đa dạng hoặc đơn thuần trắng đen;
– Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu (Mẫu có sẵn của Cục sở hữu trí tuệ);
– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu);
– Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản gốc) trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu thì khi đăng ký chủ sở hữu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Nhãn hiệu phải đảm bảo nhìn thấy được, có dấu hiệu thể hiện rõ bên ngoài.
– Các dấu hiệu này phải có khả năng phân biệt, so sánh và nhận biết được với các nhãn hiệu khác.
Ví dụ: Với nhãn hiệu nước uống Cocacola đã quá nổi tiếng, cũng như đã được cấp chứng nhận bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, nếu doanh nghiệp nào đăng ký với cái tên gần giống thôi như Cocacalo cũng không được, vì điều này sẽ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Cocacola.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay ngày càng nhiều hơn. Việc tiến hành đăng ký càng sớm thì sẽ càng có lợi hơn cho doanh nghiệp. Vì thế, để ĐKNH độc quyền thì doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Xác định nhãn hiệu dùng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi hiểu được khái niệm nhãn hiệu sản phẩm là gì? Thì đó là những dấu hiệu giúp phân biệt, nhận biết và so sánh được với nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác. Do đó, ở bước này bạn cần phải đảm bảo nhãn hiệu phải liên quan tới sản phẩm, thương hiệu. Nên có sự cố vẫn của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này tư vấn sẽ có cơ hội được đăng ký thành công cao hơn.
Bước 2: Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền khai báo
Khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ đăng ký. Căn cứ vào lĩnh vực muốn độc quyền sử dụng để có thể tra cứu nhóm sản phẩm dịch vụ ĐKNH tương ứng trong Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Phân loại Ni-xơ), tại website cục Sở hữu trí tuệ https://ipvietnam.gov.vn/.
Ví dụ: Ô tô của Toyota sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 11 về ô tô. Hay Vinmart sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi….
Bước 3: Hoàn thiện về hình thức đơn theo quy định
Trong bước này khi đăng ký độc quyền sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký của mình theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ như sau:
Về mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu
– Cần dùng mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu có sẵn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ 04-NH theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
– Cần chuẩn bị 2 bản tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để khi nộp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ được đóng dấu, dán mã vạch và trả lại 1 bản.
Về mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký
Doanh nghiệp sẽ sử dụng 2 mẫu nhãn dán trên 2 tờ khai đăng ký bảo hộ sản phẩm. Đồng thời sẽ nộp kèm 8 mẫu nhãn rời. Lưu ý, kích thước nhãn rời sẽ không được vượt quả 80x80cm.
Đồng thời, cách mô tả nhãn hiệu ghi trong tờ đăng ký cũng phải tuân thủ đúng tại Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ.
Cùng với đó, thông tin điền trên tờ khai đăng ký bản lưu ý phần trình bày về nhóm sản phẩm/dịch vụ ĐKNH tương ứng trong Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Phân loại Ni-xơ).
Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT
Ở bước này, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm: 8 mẫu nhãn, 2 tờ khai 04-NH, chứng từ nộp lệ phí và thủ tục liên quan.
Trong đó, chứng từ nộp lệ phí sẽ được nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Cục SHTT. Mức lệ phí sẽ được tính theo số nhóm, số sản phẩm/dịch vụ tương ứng khai trong tờ đăng ký.
Các khoản lệ phí gồm:
– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
– Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Sau khi nộp hồ sơ thì thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thẩm định trong vòng 1 tháng, kể từ thời điểm nộp đơn. Cục SHTT sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp dựa trên những điểm sau:
– Cục SHTT sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, quyền nộp đơn, phân nhóm, chủ sở hữu…
– Nếu đơn đăng ký thỏa mãn được hết các điều kiện thì Cục SHTT sẽ thông báo đến doanh nghiệp đơn đã được chấp nhận hợp lý và cho đăng cô bố đơn sớm nhất.
– Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Cục cũng sẽ thống báo việc chấp nhận đơn không thành công và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và sửa đổi.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời gian thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ vào khoảng 22 tháng kể từ ngày công bố đơn. Phía Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét các điều kiện đăng ký để có thể đánh giá khả năng cấp giấy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Cục sẽ thông báo dự định cấp văn bằng.
Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện thì Cục cũng se thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Lúc này doanh nghiệp cần phải xem lại hồ sơ, nhãn hiệu và gửi công văn trả lời, khiếu nại và đưa ra các căn cứ để xác định mình đủ điều kiện được cấp văn bằng.
Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận
Sau khi có quyết định cấp văn bằng từ Cục SHTT thì doanh nghiệp sẽ đến nộp lệ phí để lấy văn bằng thành công.
Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rơi vào khoảng 2 – 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí. Thời gian để bảo hộ nhãn hiệu kể từ ngày nộp đơn là 10 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gia hạn nhãn hiệu và không hạn chế số lần gia hạn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào từng nhóm đăng ký sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Bạch Đường Khang” cho sản phẩm là thực phẩm chức năng. Lúc này lệ phí đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:
– Phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 5 về thực phẩm chức năng khoảng 1.000.000đ.
– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 liên quan tới việc mua bán TPCN khoảng 700.000đ.
– Với mỗi lỗi sai về hình thức đơn đăng ký sẽ mất thêm 160.000đ – 260.000đ.
Vì vậy với việc ĐKNH “Bạch Đường Khang” thuộc nhóm 5 nếu hình thức đơn không có lỗi gì thì chỉ tốn 1.000.000đ mà thôi. Còn nếu ĐKNH cho một nhóm 05 và 35 thì nếu hình thức đơn không lỗi thì tốn khoảng 1.700.000đ.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp có nhiều lỗi sai về hình thức thì sẽ bị tốn nhiều tiền hơn. Thậm chí khả năng cao còn bị Cục SHTT từ chối cấp văn bằng. Khi bị từ chối đương nhiên bạn sẽ không được hoàn trả lệ phí đã nộp trước đó.
Những lưu ý khi đăng ký bản quyền nhãn hiệu
Để tránh những sai sót khiên quá trình làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam, thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ sẽ là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong thời gian này, Cục SHTT sẽ thực hiện các công việc gồm:
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng
– Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 tháng
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệ: 9 tháng
– Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 1-2 tháng
Trên thực tế, thời gian thẩm định có thể dài hơn quy định do mức độ phức tạp của đơn đăng ký nhãn hiệu quả doanh nghiệp. Tình trạng này có thể là do quá tải về số lượng đơn từ nộp vào hay xảy ra tranh cãi về vấn đề nhãn hiệu liên quan.
Tên thương mại của doanh nghiệp và nhãn hiệu đăng ký phải đồng nhất
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải đăng ký tên công ty có một phần nhãn hiểu đã đăng ký. Điều này sẽ giúp tránh được những trường hợp ngoài ý muỗn như sau khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng có đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu trùng của mình. Như vậy, hãy đảm bảo tên thương mại của doanh nghiệp và nhãn hiệu đăng ký nên có sự đồng nhất.
Màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vẫn cho phép đăng ký ở dạng đen – trắng có thể dùng ở các dạng màu khác nhau. Miễn sao doanh nghiệp phải đảm bảo nhãn hiệu giữ được hình ảnh nội dung và không xâm phạm quyền với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Logo, chữ cái, Slogan khi đăng ký nhãn hiệu
Sự đồng nhất giữa logo, chữ cái, Slogan khi ĐKNH phải đảm bảo bản quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng. Với nhãn hiệu hình (logo) khi đăng ký có cùng thông tin với nhãn hiệu chữ thì doanh nghiệp không đăng ký tên thương mại có thể chọn ĐKNH. Đồng thời phải đảm bảo đăng ký bản quyền với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho nhãn hiệu của mình bao gồm chữ cái, logo, hình ảnh.
Những yếu tố nào không được cấp văn bằng bảo hộ
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được Cục SHTT quy định như sau:
– Nhãn hiệu không nên thiết kế dưới dạng hình học, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không phổ biến, thông dụng.
– Nhãn hiệu là biểu tượng dấu hiệu, quy ước, tên gọi hay hình vẽ của sản phẩm/dịch vụ…
– Nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ số lượng, thời gian, địa điểm, tính chất, chủng loại, công dụng…
– Nhãn hiệu thiết kế dưới dạng dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh.
– Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm/dịch vụ.
Quyền ưu tiên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật SHTT cùng với các điều ước quốc tế lên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có doanh nghiệp khác nộp đơn cho cùng đối tượng đăng ký thì đơn của người nộp đầu tiên sẽ được ưu tiên bảo hộ hơn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu ở đâu uy tín?
Như đã nói trên, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không hề đơn giản. Nếu sai sót trong hình thức cũng sẽ mất thêm chi phí, thậm chí còn bị loại hồ sơ. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy việc đăng ký này khá mất thời gian, phức tạp thì có thể tìm đến những dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chuyên nghiệp để hỗ trợ nhanh chóng.
Trong đó, dịch vụ bảo hộ hộ nhãn hiệu của iCheck là một trong những sự lựa chọn an toàn, uy tín để bạn tìm đến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hỗ trợ tư vấn pháp lý, ĐKNH cho hàng ngàn doanh nghiệp trên cả nước, đảm bảo sẽ giúp bạn tiết kiệm 90% thời gian xử lý khi cam kết 100% đăng ký bảo hộ thành công.
Với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tai iCheck sẽ hỗ trợ doanh nghiệp:
– Đăng ký thành công ngay lần thẩm định đầu tiên: Khi iCheck có 2 lớp chuyên viên thẩm định hồ sơ đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất cho doanh nghiệp
– Tiết kiệm thời gian đăng ký: Chuyên viên iCheck hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z, rút ngắn thời gian soạn hồ sơ và tra cứu nhãn hiệu, hạn chế sai sót.
– Tối ưu chi phí: Chi phí dịch vụ hợp lý, phí báo giá là phí trọn gói, không phát sinh các chi phí ẩn cho Doanh nghiệp.
– Miễn phí kiểm nghiệm sản phẩm: Khách hàng chỉ phải thanh toán phí nhà nước theo biên lai thu tiền của Nhà nước.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu là gì? Cũng như quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu. Vậy nên, để giúp quá trình bảo hộ nhãn hiệu diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn thì hãy liên hệ với iCheck để được tư vấn, hỗ trợ chu đáo nhất.
0 Lời bình