Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với khó khăn “kép”: hoạt động sản xuất phân phối hàng hóa bị gián đoạn đồng thời đối mặt với sự thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng khiến việc tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn hơn. Doanh nghiệp khó có thể giải quyết vấn đề về hoạt động sản xuất, tuy nhiên hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi chiến lược marketing phù hợp để giữ được sức nóng thương hiệu và giữ chân khách hàng ngay cả trong giai đoạn giãn cách và “bình thường mới” hậu giãn cách. Doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội và xoay chuyển kịp thời sẽ bứt tốc nhanh chóng.
Dưới đây là 3 chiến lược marketing hiệu quả doanh nghiệp sản xuất nhất định phải biết để giữ kết nối với khách hàng trong thời gian giãn cách và sẵn sàng bứt phá hậu Covid.
Nội dung bài viết
Xây dựng niềm tin thương hiệu nhờ đáp ứng nhu cầu truy xuất thông tin sản phẩm chính hãng
Mua sắm online ngày càng phổ biến do người dân hạn chế tới các cửa hàng để chống dịch, khiến nhu cầu kiểm tra thông tin sản phẩm lại càng tăng. Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam năm 2021, của Deloitte, người dân ở tất cả các nhóm thu nhập đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên người tiêu dùng thường phải đối mặt với vấn nạn tin giả, tin không chính thống từ vô số nguồn chưa được kiểm chứng trên mạng. Giải tỏa được “cơn khát’” thông tin này sẽ là cách đơn giản và nhanh chóng để giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình và lòng tin dài lâu của người tiêu dùng.
Điều này buộc các doanh nghiệp khi chuyển sang kinh doanh online cần chú trọng hơn vào việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế là nhiều doanh nghiệp sản xuất – vốn chỉ cung cấp sản phẩm cho đại lý – khi “lên sàn” vẫn lúng túng tìm cách chứng minh sản phẩm của mình là chính hãng. Bởi lẽ doanh nghiệp sản xuất thường ít kết nối và chưa thực sự coi trọng việc đáp ứng nhu cầu xác thực thông tin của người dùng cuối.
Triển khai một chiến lược marketing lấy người dùng cuối làm trung tâm và tìm kiếm biện pháp cung cấp đầy đủ chính xác thông tin sản phẩm một cách hiệu quả kịp thời sẽ là cách giúp doanh nghiệp có lợi thế để tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn kể cả trong giai đoạn dịch bệnh. Triển khai minh bạch thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp chân chính trong thời đại công nghệ số hóa như hiện nay.
Số hóa bao bì để tương tác trực tiếp với khách hàng
Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh, buộc 90% các điểm bán, cửa hàng – điểm chạm truyền thống với khách hàng, phải tạm đóng cửa. Vì vậy để tiếp tục giữ liên kết với khách hàng, nhiều doanh nghiệp tập trung hơn vào việc tìm kiếm thêm điểm chạm offline nhằm cộng hưởng với hoạt động marketing trực tuyến. Cụ thể là số hóa bao bì sản phẩm thông qua cơ sở tương tác trên nền tảng di động để tương tác trực tiếp với khách hàng.
Khi kết hợp cùng tính tương tác vượt trội từ nền tảng di động, bao bì sản phẩm có thể trở thành kênh kết nối hiệu quả với khách hàng vì có thể đáp ứng nhu cầu đúng lúc, đúng chỗ ngay khi khách hàng quan tâm tới sản phẩm. Cụ thể, mẫu bao bì truyền thống có sẵn trên thị trường được số hóa bằng cách gắn một mã vạch, QR code hoặc hình ảnh nhất định được tích hợp sẵn trên nền tảng ứng dụng di động. Khi dùng điện thoại quét mã/ hình ảnh này, người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin trực tiếp về sản phẩm trên tay bất kỳ thời gian nào, bất cứ nơi đâu. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, hình thức này sẽ giúp thông tin sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng và trúng những khách hàng đang có nhu cầu mà không lo bị các thông tin về Cô-vy làm gián đoạn.
[Đọc thêm: 3 Xu hướng số hoá doanh nghiệp không thể bỏ qua]
Riêng đối với doanh nghiệp sản xuất, việc số hóa bao bì sẽ là giải pháp giúp kết nối trực tiếp với người dùng cuối – đối tượng mà doanh nghiệp thường bỏ lỡ do chỉ phân phối hàng hóa qua các đại lý. Ngoài ra khi thực hiện việc số hóa bao bì, các doanh nghiệp này sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp phân phối vì có thể chủ động về thiết kế bao bì và dây chuyền đóng gói. Vì vậy số hóa bao bì chắc chắn sẽ là giải pháp marketing phổ biến cho doanh nghiệp sản xuất trong tương lai.
Tập trung O2O marketing, kết nối online – offline
Dù hiện các cửa hàng gần như bị tê liệt tuy nhiên hậu Covid, các điểm bán offline chắc chắn vẫn sẽ là điểm chạm quan trọng. Bởi một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách hàng lựa chọn sản phẩm là trải nghiệm thực tế. Thói quen “mắt thấy, tay sờ” vẫn ăn sâu trong tâm trí của đại đa số người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó thói quen mua sắm online – hình thành trong giai đoạn giãn cách sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Vì vậy việc kết nối hai kênh online và offline sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp hậu đại dịch.
Một trong những cách kết nối online – offline hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất có thể ứng dụng là mô hình “Buy Online Pick – Up In Store”. Với mô hình này khách hàng đặt hàng trực tuyến nhưng nhận hàng tại cửa hàng, hoặc đổi trả sản phẩm/ điểm thưởng tại các cửa hàng. Doanh nghiệp sản xuất có thể tạo ra các chính sách nhận hàng/ đổi quà tại điểm bán hoặc đơn giản là truyền thông trên kênh online để điều hướng khách hàng đến điểm bán của nhà phân phối mình hợp tác. Khi khách hàng đã từng có trải nghiệm sản phẩm online, khả năng họ mua hàng ở cửa hàng là rất lớn nhờ vậy cơ hội up-sale, cross-sale cũng tăng lên. Điều này có thể đem lại lợi thế cho doanh nghiệp sản xuất khi muốn mời thêm các đối tác phân phối.
Trên đây là những chia sẻ về 3 chiến lược marketing có tiềm năng ứng dụng cao dành cho các doanh nghiệp sản xuất nói riêng và đơn vị kinh doanh ở các lĩnh vực khác nói chung. Dù thời điểm hiện tại, rất khó đưa ra những dự đoán rõ ràng về tình hình dịch bệnh những ngày tiếp theo, doanh nghiệp luôn cần những lựa chọn – chiến lượng phù hợp để chớp lấy cơ hội trong và sau dịch.
Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, giải pháp Minh bạch thông tin của iCheck được phát triển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công khai minh bạch thông tin qua app iCheck Scanner, từ đó giúp xác thực thông tin sản phẩm chính hãng hiệu quả, tiết kiệm.
0 Lời bình