Ứng dụng QR Code là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phần nào bắt kịp tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cũng không ngoại lệ. Từ doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng đến các đơn vị thầu xây dựng đều có thể ứng dụng QR Code trong quá trình vận hành và quản lý.
Cụ thể QR Code được ứng dụng như thế nào trong ngành xây dựng? Hãy cùng iCheck tìm hiểu nhé!
Dành cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng:
1. Ứng dụng QR Code trên bao bì để chống giả
Vật liệu xây dựng (VLXD) giả, kém chất lượng là vấn đề không mới. Thật – giả lẫn lộn khiến hàng loạt người sập bẫy. Thậm chí, có nhiều công ty sản xuất hàng giả thường đến các công trình mua lại các bao bì chính hãng để về tự pha hàng giả vào, sau đó đi phân phối đến các đại lý, cửa hàng bán vật liệu xây dựng với giá rất rẻ. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối VLXD chân chính phải đau đầu tìm cách giải quyết. Bởi tem chống giả thông thường gắn lên bao bì hoàn toàn không còn tác dụng trong trường hợp này.
Lúc này công nghệ chống giả bằng QR Code sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp nhờ khả năng cài đặt lượt quét để cảnh báo tem bị sao chép. Dù các loại tem, bao bì giả hiện nay được in ấn y như thật, cả về kích thước, độ sắc nét và chất liệu, thì cũng không thể làm giả mã QR độc nhất được.
>> Đọc thêm về cơ chế của tem chống giả QR Code iCheck
2. Ứng dụng QR Code trên bao bì để chống bán tràn vùng lấn tuyến
Các doanh nghiệp kinh doanh gạch ốp lát, xi măng, sắt thép… bán hàng chủ yếu thông qua hình thức “B2B”. Đây là phương thức kinh doanh bán qua hệ thống các công ty, đại lý (F1). Tiếp theo, các công ty, đại lý này mới tiếp tục phân phối sản phẩm đến mạng lưới F2, tức các chuỗi cửa hàng VLXD bán lẻ.
Tuy nhiên, theo thời gian, hình thức mua bán VLXD truyền thống này đã dần bộc lộ những điểm hạn chế khi phụ thuộc quá nhiều vào đại lý, và dễ xảy ra tình trạng đại lý liên kết để ép giá hoặc ăn chặn khuyến mãi từ doanh nghiệp. Để ngăn chặn điều này, doanh nghiệp có thể gắn mã QR lên bao bì sản phẩm, gắn vào từng lô hàng để truy vết đường đi từ đó ngăn chặn việc bán hàng lấn tuyến. Chính việc kiểm soát được đến từng đơn vị sản phẩm hoặc lô hàng, cho phép doanh nghiệp hạn chế được sức ép từ phía đại lý.
3. Ứng dụng QR Code trên bao bì để marketing
Cũng giống như các ngành khác, bao bì vật liệu xây dựng ngoài chức năng chứa đựng sản phẩm, còn có thể là kênh marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Với khả năng tích hợp một lượng lớn thông tin trên một diện tích hạn chế, QR Code vẫn là công cụ hỗ trợ hữu hiệu để biến bao bì sản phẩm thành kênh kết nối trực tiếp với khách hàng. Cụ thể doanh nghiệp sản xuất VLXD có thể in mã QR lên bao bì với một số mục đích như:
– Tăng lượng truy cập (traffic) cho các trang online của doanh nghiệp bằng cách mã hóa link website, fanpage, zalo vào mã QR
– Hỗ trợ khách hàng bằng cách dẫn link trên QR code tới video hướng dẫn sử dụng sản phẩm
– Triển khai chương trình khuyến mãi cho nhà thầu, thợ
>>> Tìm hiểu thêm về Giải pháp QR Code Marketing của iCheck
>>> Tìm hiểu thêm về Giải pháp QR Code triển khai chương trình khuyến mãi của iCheck
Dành cho nhà thầu xây dựng:
4. Ứng dụng QR Code để quản lý nhân công
Nhân sự của ngành xây dựng có thể làm việc nhiều giờ và có thể thay đổi khi tiến độ của dự án hoặc các kỹ năng, kinh nghiệm yêu cầu được thay đổi. Vì vậy việc quản lý nhân sự tại công trường tương đối phức tạp. Thực tế, nhiều nhà thầu vẫn sử dụng hình thức chấm công bằng máy hoặc thủ công hơn là bằng sổ giấy. Chấm công bằng sổ giấy sẽ gây khó khăn trong việc tổng hợp công, dễ sai sót hoặc bị mất dữ liệu. Trong khi đó việc lắp đặt máy chấm công lại mất nhiều thời gian đôi lúc còn không lắp kịp cho công nhân vào thời gian đầu của công trình. Để hạn chế những vấn đề trên, doanh nghiệp xây dựng có thể sử dụng QR Code để thay thế máy chấm công.
Doanh nghiệp chỉ cần in mã và để tại công trường, còn nhân sự khi đến chỉ cần dùng điện thoại quét mã là có thể check-in. Lúc này hệ thống quản lý mã sẽ ghi nhận thông tin trực tiếp. Nhờ vậy mọi hoạt động quản lý dữ liệu sẽ dễ dàng và minh bạch hơn. Thay vì cần có một nhân viên tổng hợp đánh giá và báo cáo, thì với QR Code, toàn bộ công việc sẽ được xử lý một cách tự động, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng mã QR để quản lý tiến độ công việc cũng là một ý tưởng không tồi. Doanh nghiệp chỉ cần kết nối mã QR với nền tảng quản lý xây dựng kỹ thuật số để công nhân cập nhật và kiểm tra tiến độ công việc bằng điện thoại thông minh. Công nhân khi hoàn thiện phần việc có thể quét mã và chụp hình kết quả gửi lên hệ thống. Giám sát có thể kiểm tra, nhận xét về kết quả công việc bằng dữ liệu này.
5. Ứng dụng QR Code để quản lý vật tư
Tại một địa điểm xây dựng đang thi công sẽ có nhiều thiết bị khác nhau, từ máy kéo, máy xúc và nguyên vật liệu. Quản lý vật tư xây dựng là khâu vô cùng quan trọng. Một phương pháp để tránh việc thiếu tài liệu, thiếu hồ sơ tài sản hoặc hành vi trộm cắp là triển khai gắn thẻ QR Code trên từng thiết bị và vật liệu xây dựng.
Tương tự như các mã dùng trong quản lý kho, các thông tin vật tư và thiết bị được mã hóa vào QR Code gắn trên từng vật. Công nhân khi sử dụng chỉ cần quét và cập nhật thông tin về các tình trạng như đã sử dụng, sử dụng bao nhiêu, bao nhiêu hư hỏng…Dữ liệu này sẽ được cập nhật ngay trên hệ thống giúp giám sát công trình có thể kiểm tra thông tin vật tư với đầy đủ thông số kỹ thuật, hình ảnh… đồng thời kiểm soát vật tư nhập – xuất – tồn một cách chính xác. Từ đó tránh khả năng thất thoát hoặc lãng phí vật tư.
Tạm kết
Qua bài viết này, iCheck hy vọng đã cung cấp cho những doanh nghiệp trong ngành xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng, những gợi ý ứng dụng QR Code hữu ích giúp doanh nghiệp tìm được lời giải cho một số bài toán vận hành.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sử dụng QR Code hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
0 Lời bình