Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng so sánh với toàn bộ thị trường. Công thức chung là Thị phần = Doanh số bán hàng của Doanh nghiệp/Tổng doanh số của thị trường. Doanh nghiệp có số thị phần lớn thì chứng tỏ sức mạnh thị trường của doanh nghiệp đó cũng ở mức “khủng”.
Đối với những ngành có sự cạnh tranh cao như mỹ phẩm, cuộc chiến dành thị phần lại càng khốc liệt. Bởi đây là mỹ phẩm là một trong nhưng ngành có tính cạnh tranh cao. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp mỹ phẩm tăng thị phần hiệu quả? Hãy cùng iCheck tìm hiểu nhé!
Tăng thị phần nhờ tiếp thị và phân phối trên đa kênh
Doanh nghiệp mỹ phẩm có thể gia tăng thêm thị phần cho doanh nghiệp bằng cách mở rộng các kênh tiếp thị trực tuyến và kênh truyền thông phổ biến như báo chí, truyền hình,…để có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng. Ngoài ra việc mở rộng kênh phân phối như kênh bán lẻ, bán hàng trực tuyến, siêu thị, tạp hoá,…cũng sẽ giúp tăng cơ hội bán được hàng.
Tuy nhiên khi đưa sản phẩm vào nhiều kênh phân phối đặc biệt là kênh online, doanh nghiệp sản xuất cần thận trọng và có giải pháp rõ ràng để chống giả cho sản phẩm. Bởi với công nghệ làm giả tinh vi, nhiều loại mỹ phẩm giả nhái dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng khiến doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối chính hãng thiệt hại không nhỏ về uy tín. Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng tem chống giả có tính năng tốt, đảm bảo khả năng chống giả tuyệt đối, chắc chắn sẽ tạo ra sự yên tâm với khách hàng cũng như các đơn vị hợp tác phân phối.
>>> Tìm hiểu thêm về giải pháp chống giả tuyệt đối bằng QR code
Đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị phần
Đa dạng hoá sản phẩm là một trong những phương thức cơ bản giúp mở rộng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả, nhất là với ngành mỹ phẩm. Bởi mặt hàng làm đẹp chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị hiếu, xu hướng và văn hóa. Việc cải tiến các sản phẩm cũ hay cho ra mắt các sản phẩm mới đều giúp gia tăng thị phần đáng kể.
Biện pháp này được các thương hiệu mỹ phẩm hàng áp dụng triệt để, trung bình các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đều ra mắt 1-2 dòng sản phẩm mới mỗi năm. Điều này tạo điều kiện cho họ quảng bá các công thức mới, đồng thời đón đầu các xu hướng làm đẹp mới nhất. Nhờ vậy không chỉ thu hút được khách hàng mới tò mò về sản phẩm mà còn tạo ra nhu cầu cho khách hàng cũ trải nghiệm sản phẩm mới.
Tăng thị phần nhờ tăng doanh thu từ khách hàng đã mua sản phẩm
So với việc đi tìm khách hàng mới thì việc quan tâm, theo đuổi và bán hàng cho những khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể. Bên cạnh đó nhóm khách hàng này có xu hướng chi tiêu nhiều hơn đến 67% so với khách hàng mới (Report Harvard Business Review – Chia sẻ Nghiên cứu của Frederick Reichheld of Bain & Company). Do đó, việc tập trung bán nhiều hơn cho các khách hàng đã mua sản phẩm, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong đó có tăng thị phần. Điều này đặc biệt đúng với ngành mỹ phẩm, làm đẹp bởi rất nhiều khách hàng có thói quen sử dụng lại các sản phẩm cũ và trung thành với một thương hiệu nếu như chất lượng đủ tốt.
Đọc ngay: Hướng dẫn thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu đầy đủ
Thu hút lại khách hàng đã mất để giảm rủi ro mất thị phần
Thực tế là trong kinh doanh, dù doanh nghiệp hoàn hảo đến đâu vẫn không tránh khỏi trường hợp bị nhiều khách hàng rời bỏ, không sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Trong ngành làm đẹp điều này lại càng thường xuyên xảy ra, bởi đây là ngành có sức ép cạnh tranh rất lớn. Doanh nghiệp sản xuất không cải tiến công thức, hoàn toàn có thể mất khách vào tay những đơn vị có công thức mỹ phẩm tiên tiến đem lại hiệu quả làm đẹp tốt hơn. Trong khi nhà bán lẻ lại chịu sự cạnh tranh từ những đơn vị phân phối khác có dịch vụ tốt hơn hoặc cạnh tranh từ các đơn vị cung cấp hàng giả hàng nhái có giá rẻ hơn.
Vì vậy để giữ được thị phần, doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời để phát hiện lý do tại sao khách hàng không sử dụng sản phẩm dịch vụ nữa. Bất kể vì lý do gì khiến khách hàng không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp nên đưa ra lời xin lỗi. Sau đó, nếu như những thông tin khách hàng cung cấp mà chính xác thì doanh nghiệp cần sửa đổi. Trong trường hợp khách hàng “không may” mua phải hảng giả hàng nhái, doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý cụ thể để khách hàng không có ấn tượng xấu ve thương hiệu.
Tuy nhiên, phần lớn các hình thức tem chống giả truyền thống hiện không có tính năng cảnh báo hàng giả cho doanh nghiêp. Vì vậy chỉ đến khi khách hàng có động thái phản ánh về sản phẩm, doanh nghiệp mới nắm được thông tin. Lúc này hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Bản thân doanh nghiệp cũng đã chậm trễ hoặc bỏ sót trong việc khoanh vùng xử lý và khắc phục hậu quả mà các sản phẩm giả mạo gây ra.
>>> Tìm hiểu thêm về giải pháp chống giả thông tin hai chiều
0 Lời bình