Social Commerce là việc sử dụng các trang web mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội – MXH) và E-commerce (Thương mại điện tử). Social Commerce hiện là xu hướng mua sắm đang ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2023. Xu hướng này đem đến nhiều cơ hội kinh doanh tăng trưởng cho các doanh nghiệp cũng như trải nghiệm mua sắm khác biệt cho người tiêu dùng.
Vậy doanh nghiệp cần biết gì để tận dụng tối đa sức mạnh của Social Commerce nhằm đạt được lợi nhuận và tạo dựng uy tín thương hiệu? Cùng khám phá bí quyết thành công với iCheck nhé!
Tại Việt Nam, Social Commerce đang trở thành một phương thức bán hàng ngày càng phát triển và tiềm năng.
Theo báo cáo của We Are Social và Hootsuite, tính đến tháng 1 năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đạt khoảng 69 triệu người, tương đương hơn 70% dân số và thời gian trung bình mà một người dùng mạng xã hội ở Việt Nam dành cho hoạt động trên mạng xã hội là khoảng 2 giờ 22 phút mỗi ngày. Số liệu này cho thấy mạng xã hội là kênh hiệu quả để tiếp cận và tương tác với tập lớn khách hàng tiềm năng.
Trong khi đó, bộ phận lớn người dùng đã hình thành thói quen sử dụng ví điện tử và thanh toán trực tuyến. Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 7 năm 2023, số lượng người dùng ví điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam đã vượt qua 70 triệu người.
Hai đặc điểm này của người tiêu dùng Việt, cho phép doanh nghiệp phát triển Social Commerce và thực tế, tại Việt Nam đã có 200.000 doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến (theo số liệu từ Tổng cục Thống kê). Điều này đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ cho Social Commerce, chứng tỏ sự phổ biến và tiềm năng của Social Commerce trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường trực tuyến. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đối mặt với cạnh tranh và thách thức trong việc thu hút và quản lý hình ảnh của thương hiệu trên mạng xã hội.
Để khai thác được tiềm năng của Social Commerce, doanh nghiệp nên chú tới 4 xu hướng nổi bật!
1. Creators (nhà sáng tạo nội dung)
Các creators có thể là những người nổi tiếng trên mạng xã hội, nhưng cũng có thể là những người có kỹ năng sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực cụ thể. Họ tạo ra nội dung sáng tạo và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng lan tỏa và tăng cường uy tín thương hiệu. Hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách độc đáo và hiệu quả trên thị trường Việt Nam. những người này còn được biết đến là các KOL, KOC.
Ví dụ, một creator về làm đẹp có thể tạo ra video hướng dẫn về cách sử dụng một sản phẩm mỹ phẩm và chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Nhờ sự ảnh hưởng của creator đó, nhãn hiệu mỹ phẩm có thể trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tương tự, một creator khác nổi tiếng về du lịch có thể quảng bá một điểm đến du lịch đặc biệt, gợi cảm hứng cho khách hàng và tạo nên sự tò mò để khám phá.
2. Live Shopping Events (sự kiện mua sắm trực tiếp)
Live Shopping Events (sự kiện mua sắm trực tiếp) trong Social Commerce đã trở thành một xu hướng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây là những sự kiện trực tiếp trên mạng xã hội, thường diễn ra thông qua video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, v.v… Các ngành hàng như thời trang, làm đẹp và điện tử đã tận dụng Live Shopping Events để tăng cường tiếp cận khách hàng, tạo trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và tăng doanh số bán hàng. Thông qua Live Shopping Events, các doanh nghiệp thường đưa ra mức giảm giá “sốc” để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp không cẩn thận có thể tạo ra xung đột giữa các kênh phân phối do bán phá giá. Trường hợp của nhãn hàng dầu gội Nguyên Xuân khi hợp tác với KOC Hà Linh là ví dụ điển hình, mà các doanh nghiệp nên nhìn vào để rút kinh nghiệm.
3. Đề xuất sản phẩm cá nhân hóa
Trong Social Commerce tại Việt Nam, đề xuất sản phẩm cá nhân hóa đang được áp dụng thông qua việc sử dụng các thuật toán và công nghệ phân tích dữ liệu. Dựa trên thông tin sở thích, hành vi mua sắm và lịch sử tương tác của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội và trang web thương mại điện tử, hệ thống có thể đưa ra các gợi ý sản phẩm cá nhân hóa. Chính vì thời gian sử dụng internet, mạng xã hội trung bình của mỗi người ngày càng tăng dẫn đến hành vi mạng xã hội thu thập càng nhiều, sản phẩm, dịch vụ gợi ý càng đánh đúng nhu cầu. Ví dụ: Khi một người dùng xem một sản phẩm trên mạng xã hội hoặc trang website thương mại điện tử, hệ thống sẽ thu thập thông tin về sản phẩm đó và dựa trên đó, đề xuất các sản phẩm tương tự hoặc phù hợp với sở thích của người dùng. Các gợi ý này có thể hiển thị dưới dạng các bài viết, quảng cáo.
Đề xuất sản phẩm cá nhân hóa mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua và doanh nghiệp. Người mua nhận được gợi ý sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm mua sắm. Đối với doanh nghiệp, gợi ý sản phẩm cá nhân hóa giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu, tăng khả năng chuyển đổi và nâng cao doanh số bán hàng.
Kết luận
Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng trong tương lai, để đón xu hướng và tăng trưởng lâu dài, các nhãn hàng cần chuẩn bị kỹ ngay từ hôm nay.
Với định vị là đơn vị cung cấp các giải pháp doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, iCheck luôn mang đến những giải pháp quản lý sản phẩm và triển khai hoạt động marketing nhằm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí & tối ưu vận hành. Các cá nhân, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn về các giải pháp của iCheck, liên hệ ngay với chúng tôi.
0 Lời bình