3 xu hướng số hóa doanh nghiệp không thể bỏ qua trong giai đoạn giãn cách xã hội

bởi 31 Th1, 2022Ứng dụng QR code/Barcode

Trong khi dịch bệnh tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động kinh tế, nhu cầu chuyển đổi số lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. COVID-19 đã trở thành cú huých mạnh mẽ để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số cho mọi doanh nghiệp. Trong đó số hóa thông tin sản phẩm, quy trình thu thập dữ liệu và chương trình chăm sóc khách hàng Loyalty là những xu hướng số hóa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay. 

Xu hướng số hóa trong mùa dịch cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp
Xu hướng số hóa trong mùa dịch cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp

Số hóa thông tin sản phẩm trên bao bì

Giãn cách xã hội khiến 90% các điểm bán offline – điểm chạm truyền thống phải tạm đóng cửa để chống dịch. Do đó lúc này doanh nghiệp cần tập trung hơn vào việc khai thác sức mạnh những điểm chạm khác như bao bì sản phẩm để kết nối trực tiếp với khách hàng. 

Bằng việc đưa thông tin sản phẩm lên nền tảng điện tử – số hóa thông tin sản phẩm, doanh nghiệp có thể khai thác những điểm chạm tiềm năng như bao bì sản phẩm. Thay vì nhồi nhét thật nhiều thông tin trên diện tích hạn chế của bao bì sản phẩm, giờ đây doanh nghiệp chỉ cần có mã vạch là có thể truyền tải đầy đủ, trực quan những thông tin đó. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, hình thức này sẽ giúp thông tin sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng và trúng những khách hàng đang có nhu cầu mà không lo bị các thông tin về Cô-vy làm gián đoạn.

Truy xuất thông tin sản phẩm bằng quét mã vạch
Truy xuất thông tin sản phẩm bằng quét mã vạch

>> Tìm hiểu thêm về giải pháp số hóa thông tin trên mã vạch.

Số hóa chương trình chăm sóc khách hàng Loyalty 

Giữa làn sóng thông tin ồ ạt trên tất cả các kênh social, nền tảng di động là điểm sáng để doanh nghiệp dễ dàng kết nối riêng với khách hàng của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các tin tức khác. Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động lên đến 70% (Appota, 2020), trong đó tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45%. Cùng với đó, nếu chương trình khách hàng thân thiết được triển khai và truy cập dễ dàng từ điện thoại thông minh, có tới 75% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tham gia tích cực hơn (Code Broker). Những con số này cũng cho thấy số hóa chương trình Chăm sóc khách hàng Loyalty trên điện thoại di động sẽ nhanh chóng trở thành phương thức chăm sóc khách hàng phổ biến.

Việc số hóa chương trình chăm sóc khách hàng (Loyalty) trên nền tảng di động khiến cho khách hàng dành nhiều thời gian hơn vào sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu mà họ đang quan tâm, gia tăng sự tương tác qua lại giữa khách hàng và doanh nghiệp. Trong bối cảnh khách hàng không thể tương tác tại các điểm offline việc giữ được mối liên kết online qua nền tảng di động có thể giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tốt hơn và sẽ là đòn bẩy tăng doanh thu khi cửa hàng được mở cửa trở lại.

Thương hiệu The Coffee House ra mắt ứng dụng chăm sóc khách hàng riêng
Thương hiệu The Coffee House ra mắt ứng dụng chăm sóc khách hàng riêng

  Hiện có hai phương thức để doanh nghiệp số hóa chương trình chăm sóc khách hàng. Một là cho ra mắt ứng dụng điện thoại riêng để chăm sóc khách hàng – cách này mất nhiều chi phí và thời gian. Hai là phối hợp với một đơn vị cung cấp ứng dụng uy tín với tập người dùng lớn, để triển khai chương trình Loyalty trên nền tảng đó. Với phương thức thứ hai, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nền tảng sẵn có của đối tác và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian phát triển một ứng dụng hoàn toàn mới.

>> Tìm hiểu thêm về hình thức kết hợp với iCheck để số hóa chương trình Loyalty

Số hóa quy trình thu thập dữ liệu bằng QR code

  Mặc dù đa phần các hàng quán đã đóng cửa, tuy nhiên các địa điểm như công sở, bến xe, siêu thị, cửa hàng thiết yếu vẫn được hoạt động, do đó doanh nghiệp đứng trước bài toán đảm bảo an toàn chống dịch cho nhân viên, khách hàng trước sự lây lan của dịch bệnh. Những công việc đòi hỏi nhân viên phải giao tiếp gần như check-in, khảo sát khách hàng… cũng cần phải thay đổi để hạn chế tiếp xúc. Do đó, số hóa các quy trình này bằng mã QR là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 

Check-in bằng mã QR tại nơi công sở
Check-in bằng mã QR tại nơi công sở

   Chỉ cần một mã QR kết nối với hệ thống quản lý chấm công hoặc thu thập dữ liệu, là doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra công cụ thay thế cho các quy trình check-in, khảo sát. Nhân viên, khách hàng khi tới văn phòng công sở, hay các điểm công cộng chỉ cần quét mã và tự điền thông tin theo form được gắn với mã là doanh nghiệp đã có thể ghi nhận thông tin của họ mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp với người khác. Bằng cách số hóa thao tác thu nhận thông tin, mã QR cho phép doanh nghiệp hạn chế tiếp xúc tại công sở, đảm bảo an toàn mùa dịch. 

>> Tìm hiểu thêm về giải pháp số hóa thông tin trên mã vạch.

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa tìm được hướng đi cho việc số hóa quy trình kết nối và chăm sóc khách hàng, hãy để iCheck đồng hàng cùng bạn. Hãy liên hệ với iCheck ngay bây giờ để được tư vấn miễn phí. 

Mời bạn đánh giá
Bởi Dũng iCheck Corp

Bởi Dũng iCheck Corp

Chúng tôi là công ty công nghệ cung cấp các giải pháp số hóa sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp dựa trên mã Barcode và QR code
Được tin dùng bởi 20.000 doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng, kiến thức kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng

Bài Viết Liên Quan

Bộ tiêu chuẩn iCheck là gì?

Bộ tiêu chuẩn iCheck là gì?

Bộ tiêu chuẩn iCheck là một hệ thống chứng nhận đặc biệt được thiết kế để đánh giá và xác thực chất lượng, nguồn gốc, và sự an toàn của các sản phẩm trước khi chúng được phân phối đến tay người tiêu...

Đọc thêm

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *