Khách hàng trung thành không chỉ là khách hàng đã biết tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, mà đó còn là “kênh quảng cáo” trung thực nhất giúp doanh nghiệp có thêm được nhiều khách hàng tiềm năng mới, cũng như giúp gia tăng doanh thu cho công ty hiệu quả. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp như hiện nay, khi xã hội giãn cách, cửa hàng đóng cửa, doanh nghiệp làm việc tại nhà, khách hàng hạn chế ra ngoài thì việc kết nối với khách hàng càng khó khăn hơn.
Vậy làm sao để giữ được chân những khách hàng trung thành hiệu quả trong thời điểm này? Trong bài viết sau đây, iCheck sẽ bật mí cho doanh nghiệp những tuyệt chiêu giúp giữ chân khách hàng cũ tăng doanh số mùa dịch hiệu quả.
Luôn lắng nghe phản hồi (feedback) của khách sau khi mua hàng
Duy trì lòng trung thành của khách hàng không phải cứ sản phẩm tốt là họ sẽ mua lại. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải nhìn xa hơn khi thấu hiểu được mối quan tâm của khách hàng để giúp họ đưa ra hướng giải quyết mà họ đang gặp phải liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình.
Để làm được điều này, doanh nghiệp hãy lắng nghe những phản hồi của họ sau khi mua hàng, kể cả những khách hàng đã từng từ chối sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp có thể gọi điện, gửi email, chat trực tiếp trên mạng xã hội với khách hàng, hãy hỏi thăm họ về những trải nghiệm sau khi dùng sản phẩm/dịch vụ và những phản hồi để doanh nghiệp khắc phục,… Điều này sẽ giúp khách hàng thấy được sự quan tâm, nhiệt tình và tận tâm của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ tác động tới tâm lý mua hàng của khách hàng hiệu quả hơn.
[Tham khảo thêm Ebook: Bí kíp giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả]
Tạo các chương trình ưu đãi có thời hạn
Ưu đãi có thời hạn thường là những phần thưởng mà doanh nghiệp đưa ra dành cho khách hàng của mình sau khi họ mua hàng của bạn trong một mốc thời gian nhất định. Thường được áp dụng phổ biến đối với những nhà bán lẻ, các trang TMĐT muôn tăng chuyển đổi khách hàng và cũng là tuyệt chiêu giữ chân khách hàng hiệu quả.
Một phương pháp thường hay được áp dụng nhất là tặng voucher hoặc thẻ quà tặng khuyến mãi vào giỏ hàng của khách hàng khi tiến hành thanh toán. Đây có thể là phiếu giảm giá, miễn phí vận chuyện hay bất kỳ một loại thỏa thuận nào đó để khách hàng cảm thấy nhận được giá trị từ doanh nghiệp. Như vậy sẽ kích thích hành động mua hàng và quay trở lại mua hàng của khách hàng tốt hơn.
Như những chương trình khuyến mãi của Shopee tổ chức, thường sẽ giới hạn ưu đãi diễn ra trong khoảng thời gian nhất định như 8.8, 9.9, 10.10,…Vào những ngày này, thường số lượng khách hàng ghé đến mua hàng tại các gian hàng của Shopee rất nhiều.
Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng
Để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trong mùa dịch, doanh nghiệp cần phải có dịch vụ khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với những dịch vụ mà bạn cung cấp, khả năng cao họ sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu của bạn.
Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng ở đây được hiểu là việc doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ đáp ứng được nhu cầu chính xác của mỗi khách hàng của mình. Nó bao gồm những chính sách, giải pháp được tạo ra cho những vấn đề cụ thể mà khách hàng gặp phải. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình, luôn duy trì được liên lạc với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến, sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, ưu đãi, chế độ,… Qua đó sẽ giúp làm cho trải nghiệm của khách hàng được cá nhân hóa hơn.
Kết nối mạng xã hội với các khách hàng trung thành
Trong thời điểm này, khi dịch bệnh chưa được kiểm soát thì mạng xã hội, các kênh bán hàng online chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đồng thời, đây là công cụ rất tốt để doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng được mối quan hệ với khách hàng của mình. Đặc biệt, những “người thật” đã like, follow các trang mạng xã hội, kênh bán hàng của doanh nghiệp thường là đối tượng quan tâm và biết đến các sản phẩm của bạn. Chắc chắn, họ luôn muốn biết được nhiều thông tin hơn về sản phẩm, chính sách giảm giá, ưu đãi khi mua hàng…
Vậy nên, doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh của các kênh social thường xuyên hơn để giữ kết nối với khách hàng, đồng thời giúp giữ chân khách hàng cũ tiếp tục mua hàng nhờ vào những thông tin mà bạn cung cấp đến họ.
Tuy nhiên, tăng giá trị cho doanh nghiệp, cũng như tăng trải nghiệm của khách hàng, bạn nên đăng tải nhiều dạng thông tin khác nhau ngoài bán hàng, ví dụ như: thông tin về dịch bệnh, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, những sản phẩm/dịch vụ cần có trong mùa dịch sau đó điều hướng bán hàng,… Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thích thú hơn về những giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.
Số hóa chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết (Loyalty)
Có một thực tế mà doanh nghiệp nào cũng phải công nhận là chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới sẽ cao hơn rất nhiều so với việc kích thích khách hàng cũ quay trở lại mua hàng. Vậy nên, việc giữ chân nhóm đối tượng này là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số hiệu quả hơn trong mùa dịch Covid đang diễn ra.
Cách tốt nhất để giữ chân đối tượng này chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt dành cho họ (Loyalty), có thể là tặng thưởng cho khách hàng trong lần mua hàng thứ hai, tích điểm ở mỗi lần mua để đổi quà, nhận voucher giảm giá cho lần sau,…Với một chương trình Loyalty hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, là một cách hiệu quả để tăng tần suất mua hàng thường xuyên hơn và doanh nghiệp được lợi từ việc mua hàng lặp lại của họ.
Đặc biệt, trong những năm gần đây xu hướng số hóa chương trình Loyalty trên QR Code thay thế thẻ tích điểm, phiếu voucher,… ngày càng thịnh hành hơn. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh doanh nghiệp đóng cửa, người dân hạn chế ra ngoài thì QR Code chính là điểm chạm giúp kết nối bạn với khách hàng dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Với việc dán QR Code lên bao bì sản phẩm, biển quảng cáo, card visit,…. Khi khách hàng thực hiện việc quét mã bằng camera điện thoại hoặc ứng dụng quét chuyên dụng, sẽ dễ dàng tham gia các chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp triển khai mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.
Ví dụ, Joton Paint có một chương trình khách hàng thân thiết với tên gọi quét mã – tích điểm – đổi quà. Nếu như trước đây hãng chủ yếu xây dựng chương trình Loyalty bằng việc cào phiếu trên mỗi thẻ mua hàng để đổi quà, tích điểm khá rườm rà, tốn kém chi phí in ấn. Giờ đây trên mỗi sản phẩm của công ty đều có dán mã QR Code, khi khách hàng thực hiện thao tác quét mã sẽ nhanh chóng tích điểm trực tiếp vào hệ thống, khi đạt được số điểm nhất định khách hàng có thể đổi những phần quà hấp dẫn mà hãng tổ chức. Qua đó giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng tốt hơn, đồng thời doanh nghiệp có thể thu thập được data của khách hàng để chăm sóc và xây dựng chiến lược loyalty sau phù hợp hơn.
Để giúp doanh nghiệp số hóa chương trình Loyalty hiệu quả, iCheck đã xây dựng và phát triển giải pháp iCheck Loyalty – dựa trên nền tảng QR Code, barcode (mã vạch) để triển khai. Với giải pháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng tài nguyên có sẵn của iCheck bao gồm nền tảng xây dựng và quản lý nghiệp vụ, kịch bản vận hành, hệ thống đo lường; giúp không chỉ xử lý bài toán vận hành mà còn đem lại nhiều lợi ích bền vững.
[Đọc thêm: 6 điểm khác biệt của giải pháp iCheck Loyalty tạo nên thành công cho doanh nghiệp]
Ngoài ra, trong tháng này iCheck đang triển khai chương trình Loyalty với ưu đãi dùng thử miễn phí 7 ngày để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về giải pháp.
0 Lời bình