Trong quá trình thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì mọi người đều biết việc đăng ký này sẽ có thời hạn. Nếu hết thời gian quy định, doanh nghiệp sẽ phải gia hạn sử dụng lại. Vậy thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu? Thủ tục gia hạn nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Đối với việc gia hạn sở hữu trí tuệ nhãn hiệu thì sẽ có hai loại là nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng. Vậy nên, hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mỗi loại sẽ khác nhau như sau:
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu thông thường
Theo quy định của pháp luật tại khoản 6 Điều 93, Luật SHTT công bố năm 2005, có bổ sung sửa đổi trong năm 2009 thì có quy định rõ về thời gian bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm thông thường như sau:
Cụ thể, đối với giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ có thời gian sử dụng trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp. Sau chu kỳ này đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải gia hạn nhãn hiệu để có thể tiếp tục sử dụng nhãn hiệu. Cứ chu kỳ 10 năm một lần thì doanh nghiệp sẽ phải gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như đúng quy định.
Vậy là, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xin gia hạn nhãn hiệu độc quyền nhiều lần liên tiếp, mỗi lần sử dụng thêm được 10 năm như vậy cho đến khi chủ sở hữu không muốn sử dụng nhãn hiệu nữa thì thôi. Lưu ý, trong vòng 6 tháng trước ngày nhãn hiệu hết hiệu lực bảo hộ thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thủ tục gia hạn nhãn hiệu và nộp chi phí theo đúng quy định đã đưa ra.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Đối với gia hạn nhãn hiệu độc quyền, nổi tiếng sẽ tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký như nhãn hiệu thông thường. Lúc này chủ sở hữu chỉ cần có những tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình và chứng minh đáp ứng được điều kiện là nổi tiếng sẽ được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và bảo hộ ngay.
Ngoài ra, hiện tại pháp luật cũng chưa có những quy định về gia hạn nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu không đáp ứng được những tiêu chí trên sẽ không được xem là nhãn hiệu nổi tiếng, nên thời hạn bảo hộ sẽ không xác định được thời hạn. Chỉ khi nó không được xem là nhãn hiệu nổi tiếng nữa thì sẽ không phải bảo hộ.
Thủ tục, quy định, hồ sơ gia hạn văn bằng nhãn hiệu
Như đã nói trên, thời hạn gia hạn nhãn hiệu thông thường sẽ diễn ra trong chu kỳ là 10 năm. Ngoài ra, theo thông tư số 01/207/TT-BKHCN có quy định về thủ tục, hồ sơ, tờ khai gia hạn nhãn hiệu bao gồm những loại sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bản gốc.
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn qua người đại diện)
– Chứng từ giấy nộp lệ phía gia hạn, đăng bạ của quyết định gia hạn và công bố quyết định gia hạn nhãn hiệu theo đúng quy định.
– Bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
– Tờ khai yêu cầu gia hạn sở hữu trí tuệ nhãn hiệu theo mẫu 02-GHVB được quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
Sau khi đã chuẩn bị xong những giấy tờ, thủ tục trên thì doanh nghiệp sẽ phải nộp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại Hà Nội, TPHCM hay Đà Nẵng.
Lưu ý: Mỗi lần gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ sử dụng trong vòng 10 năm. Hết thời gian 10 năm thì chủ doanh nghiệp vẫn có thể gia hạn tiếp.
Lệ phí gia hạn nhãn hiệu bao nhiêu tiền?
Theo quy định thì lệ phí gia hạn nhãn hiệu cho mỗi dịch vụ, sản phẩm là 540.000 VNĐ.
Lưu ý: Đơn yêu cầu gia hạn bảo hộ nhãn hiệu có thể được nộp muộn hơn thời điểm nhãn hiệu hết thời hạn sử dụng, nhưng sẽ không được vượt quá 6 tháng. Đồng thời, nếu nộp muộn thì lệ phí gia hạn bảo hộ nhãn hiệu sẽ cộng thêm 10%.
Những khó khăn về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Trên thực tế, việc thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ thẩm định đến cấp văn bằng thường kéo dài khá lâu trong khoảng 16 – 18 tháng. Bởi vì tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ có lượng đơn cần xử lý rất lớn nên dễ dẫn tới tình trạng thời gian thẩm định lâu hơn dự kiến.
Trong trường hợp nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu muốn được cấp văn bằng sớm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thống, dự hội nghị, đưa hàng hóa vào trung tâm thương mại, triển lãm hàng hóa,… cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Làm thế nào để rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Trong trường hợp mọi người muốn rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu thì có thể thực hiện một số công việc sau:
– Tra cứu thông tin về đăng ký nhãn hiệu và khả năng nộp đơn của mình để loại bỏ những trường hợp bị từ chối đăng ký do trùng hay có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu khác.
– Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị chính xác, đầy đủ ngay từ đầu để đảm bảo không phải bổ sung trong quá trình thẩm định, đăng ký.
– Nộp chi phí đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, đầy đủ khi có yêu cầu.
– Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu thấy đúng thời hạn đã quy định mà chưa có kết quả thì nên nộp công văn xin thẩm định đơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp nếu không có kinh nghiệm trong việc đăng ký hay gia hạn bảo hộ hộ nhãn hiệu, có thể tham khảo dịch vụ của bên thứ 3 uy tín như iCheck để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian nhất.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp mọi người nắm được thời hạn bảo hộ nhãn hiệu chi tiết. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên sẽ giúp quá trình thực hiện đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu của mỗi doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định pháp luật nhất.
0 Lời bình