Giải đáp thắc mắc khi Doanh nghiệp làm dịch vụ đăng ký mã số mã vạch với iCheck

Giải đáp thắc mắc khi Doanh nghiệp làm dịch vụ đăng ký mã số mã vạch với iCheck

Là đơn vị số 1 thị trường về cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp, iCheck tự hào đã hỗ trợ hơn 20,000 doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch thành công. Nhằm giúp quý doanh nghiệp nắm được những thông tin cơ về việc đăng ký mã số mã vạch nói chung và dịch vụ của iCheck nói riêng; trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch với iCheck.

huong dan dang ky msmv 1000x480 1

Hồ sơ tiến hành đăng ký mã số mã vạch gồm những gì?

Quy định về đăng ký mã vạch sản phẩm thì hồ sơ bao gồm:
– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại) và bản sao quyết định thành lập công ty đối với tổ chức khác. Chú ý cầm theo bản chính để đối chiếu nếu bản sao chưa chứng thực.
– Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (mẫu có sẵn)

Lưu ý: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn tư vấn đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp, cũng như tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định.

Trong những tài liệu nêu trên, việc kê khai thông tin bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch khiến nhiều người gặp khó khăn. Đặc biệt trong việc xác định thông tin chính xác mà đây là tài liệu rất quan trọng, quyết định việc doanh nghiệp/cơ sở sản xuất có được cấp mã số mã vạch hay không.

>>> Hướng dẫn toàn bộ quy trình đăng ký mã số mã vạch cho Doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mã vạch của iCheck như thế nào?

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm thông thường sẽ được thực hiện theo 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tới cơ quan đăng ký
Bước 4: Đợi cơ quan đăng ký thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Bước 5: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp

Tuy nhiên nếu hợp tác với iCheck, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đủ giấy tờ, iCheck hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ thông tin một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro phát sinh. Theo đó quy trình sẽ được tinh giản chỉ còn 3 bước:

Bước 1: Đăng ký tư vấn với iCheck theo link dưới

Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ và cung cấp giấy tờ theo yêu cầu của iCheck
– Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh bản Scan, địa chỉ email, số điện thoại, tên 1 sản phẩm
– Doanh nghiệp chỉ cần in và đóng dấu 2 bản trên kèm theo bản sao giấy đăng ký kinh doanh công chứng 2 bản rồi gửi về iCheck 

Bước 3: Nhận kết quả:
– Doanh nghiệp nhận mã số mã vạch ngay trong ngày ( chậm nhất là 24h kể từ khi Doanh nghiệp thanh toán phí dịch vụ)
– Giấy chứng nhận mã số mã vạch được cấp sau 30 ngày kể từ khi Doanh nghiệp có mã số mã vạch

GIY CHNG NHN QUYN S HU MA VCH 001

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của iCheck có gì đặc biệt?

Đăng ký mã số mã vạch là dịch vụ nổi bật của iCheck và chúng tôi đang là đơn vị số 1 thị trường, được hơn 20,000 doanh nghiệp hợp tác. Dịch vụ của chúng tôi có ưu thế vượt trội là:

Chi phí thấp nhất thị trường: Hợp tác với iCheck doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đến 40% so với các nhà cung cấp khác

Thời gian nhận mã nhanh chóng: Chỉ sau 1 ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được mã số mã vạch tạm thời

– iCheck hiện là đối tác chính thức của Trung tâm mã số mã vạch quốc gia

Quy trình triển khai nhanh chóng: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đủ giấy tờ, iCheck hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ thông tin một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro phát sinh

Đội ngũ nhân viên vững kiến thức về pháp lý, chuyên phân định mã số, mã vạch cho doanh nghiệp

tietkiem90

iCheck hỗ trợ kèm thêm với dịch vụ không? Nếu có thì hỗ trợ như thế nào?

Hiện tại iCheck đang có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phân định mã số mã vạch một cách chính xác và tuyệt đối:
– Không giới hạn số lượng sản phẩm.
– Khách hàng chỉ phải thanh toán chi phí theo Biên lai thu tiền của Nhà nước hoặc đơn vị kiểm nghiệm.
– Cơ quan nhà nước hoặc Đơn vị kiểm nghiệm sẽ xuất hóa đơn đỏ trực tiếp cho Khách hàng.

Ngoài ra, với khách hàng đã từng hợp tác với iCheck, chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí thủ tục:
– Xin cấp đổi/cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng Mã số mã vạch;
– Xin ngừng sử dụng Mã số mã vạch

iCheck có tư vấn thêm các vấn đề pháp lý khác nữa không ? Cụ thể là là lĩnh vực gì?

iCheck hỗ trợ doanh nghiệp từ những bước đầu tiên ra thị trường, hoàn thiện tất cả các dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp và giấy tờ cho sản phẩm. Theo đó, Dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp tại iCheck sẽ hỗ trợ toàn diện giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí. Các dịch vụ tư vấn của iCheck bao gồm:

1. Dịch vụ thành lập công ty
2. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
3. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
4. Dịch vụ công bố mỹ phẩm
5. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục thông báo & đăng ký website với bộ công thương
6. Dịch vụ đăng ký bản quyền
7. Dịch vụ công bố thực phẩm thường
8. Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng
9. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục quảng cáo mỹ phẩm
10. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK)
11. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

>>> Tìm hiểu thêm về các dịch vụ tư vấn nổi bật của iCheck

Với quy trình nhanh gọn, chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và tâm huyết, iCheck cam kết sẽ mang đến những giá trị góp phần vào sự thành công bền vững cho mọi doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp của Công ty Cổ phần iCheck sẽ là sự lựa chọn thông minh giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng những rủi ro tiềm ẩn, tạo hành lang pháp lý vững chắc trong quá trình vận hành và phát triển.

Group 9

Mời bạn đánh giá
5 khác biệt giữa sản phẩm đã được công bố và chưa được công bố

5 khác biệt giữa sản phẩm đã được công bố và chưa được công bố

Công bố sản phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khác, công bố sản phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan nhà nước để để có trong tay giấy phép lưu hành. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp được công bố chất lượng nghĩa là đã đạt tiêu chuẩn sau khi được kiểm nghiệm thì doanh nghiệp có thể tự tin đưa sản phẩm đó ra thị trường.

Sản phẩm được công bố sẽ đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, hoàn toàn khác biệt so với sản phẩm chưa được công bố. Sau đây là 5 điểm khác biệt chính giữa sản phẩm đã được công bố và sản phẩm chưa được công bố:

Sản phẩm đã công bố được lưu thông một cách hợp pháp

Công bố chất lượng sản phẩm là điều kiện bắt buộc để sản được lưu hành hợp pháp trên thị trường Việt Nam. Vì vậy sản phẩm chưa được công bố, nếu tung ra thị trường đương nhiên bị coi là bất hợp pháp. Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm…Thậm chí, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 – 03 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.

xu phat vi pham cong bo san pham 1

Sản phẩm đã công bố lấy được niềm tin từ người tiêu dùng hơn sản phẩm chưa được công bố

Công bố thực phẩm với cơ quan chức Nhà Nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước. Khi đó các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, tạo được niềm tin, độ uy tín cao và doanh nghiệp dần dần khẳng định được thương hiệu. Theo tâm lý chung của người tiêu dùng thì chắc chắn những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố.

Sản phẩm đã công bố góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh

Khi sản phẩm được công bố có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng; vệ sinh an toàn đảm bảo phù hợp với quy định. Điều này tạo nên lòng tin của khách hàng đối với người sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao uy tín của người sản xuất. Vì thế, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

Sản phẩm được công bố có lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm chưa công bố

Công bố sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh một cách công khai; minh bạch giữa các nhà sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm trước người tiêu dùng. Doanh nghiệp được cơ quan quản lý Nhà nước đăng tải hồ sơ công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền. Từ đó có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được công bố chất lượng. Chính vì vậy mà việc công bố chất lượng sản phẩm trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho người sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt với các sản phẩm thực phẩm được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ.

cah tranh la gi

Sản phẩm được công bố tạo ra chuẩn mực sản xuất cho chính doanh nghiệp

Công bố sản phẩm còn là một cách thức làm chủ và kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh; trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất duy trì ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỷ lệ sản phẩm phế phẩm thông qua quá trình duy trì sản xuất đảm bảo chất lượng đã công bố.

iCheck – Dịch vụ hỗ trợ công bố sản phẩm hàng đầu

congbosanpham

Nhằm giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường một cách dễ dàng và hợp pháp, iCheck cung cấp Dịch vụ công bố sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm. Đây là dịch vụ cung cấp người tư vấn pháp lý và giúp doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ, quy trình đăng ký công bố mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, iCheck đã tư vấn cho hơn 20,000 doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, chúng tôi tự hào là đơn vị đi đầu trong hành trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường của doanh nghiệp và là sự lựa chọn tin cậy của hàng triệu khách hàng trong nhiều năm qua. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề công bố sản phẩm hãy nhanh chóng liên hệ iCheck để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé.

Group 9

Mời bạn đánh giá
Vì sao hàng ngàn Doanh nghiệp lựa chọn Dịch vụ tư vấn của iCheck?

Vì sao hàng ngàn Doanh nghiệp lựa chọn Dịch vụ tư vấn của iCheck?

Nền tảng pháp lý đầy đủ và ổn định là yếu tố cốt lõi để duy trì sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có nhân sự phụ trách thực hiện các thủ tục pháp lý. Đó là lý do các doanh nghiệp luôn cần đến sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia để tránh gặp phải những rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp uy tín từ nhiều năm nay, iCheck hân hạnh trở thành người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp từ khi mới ra mắt thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà hàng ngàn doanh nghiệp lại lựa chọn hợp tác với iCheck.

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp của iCheck cam kết

TƯ VẤN CHUYÊN SÂU: Giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận chính xác vấn đề và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

GIẢI QUYẾT TẬN GỐC: Giải quyết tận gốc vấn đề, dự báo các nguy cơ có thể phát sinh, đề xuất cách phòng tránh, giảm thiểu rủi ro.

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI: Nỗ lực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ tư vấn của iCheck?

iCheck là đơn vị uy tín với hơn 7 năm kinh nghiệm

iCheck tự hào là đơn vị được đầu tư & tham gia tập đoàn VNLife từ 12/2019. Chúng tôi đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp từ những bước đi đầu tiên đến khi đưa sản phẩm tới thị trường.
– iCheck đã hỗ trợ hơn 20,000 doanh nghiệp, đa dạng ngành số hóa sản phẩm
– iCheck đang là đối tác chính thức của GS1 Việt Nam – Trung tâm mã số mã vạch quốc gia

minh bạch thông tin
Lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia và Công ty CP iCheck.

iCheck là đơn vị số 1 thị trường về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch là dịch vụ nổi bật nhất tại iCheck được hơn 20,000 doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ nhận được mã số mã vạch chỉ trong 1 ngày làm việc với chi phí chỉ bằng 60% mặt bằng chung. Từ đó thuận lợi thiết lập quy chuẩn hàng hoá khi đưa ra thị trường, dễ dàng đưa hàng hoá vào hệ thống bán lẻ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với dịch vụ này, iCheck sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể về quy định của pháp luật trong việc đăng ký và sử dụng mã số mã vạch. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh bản Scan, địa chỉ email, số điện thoại và tên 1 sản phẩm. iCheck sẽ hỗ trợ khách hàng phân định mã số mã vạch một cách chính xác.

msmv nhanhreuytin 07

Dịch vụ của iCheck giúp rút ngắn thời gian khi thực hiện các thủ tục hành chính

Có vô vàn các quy định pháp luật trong các văn bản luật, các văn bản dưới luật, các công văn hướng dẫn từ cơ quan nhà nước, điều này dễ khiến doanh nghiệp không hiểu rõ, nhầm lẫn dẫn đến làm sai thủ tục, mất thời gian làm lại. Sử dụng Dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp của iCheck, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 90% thời gian làm thủ tục. Bởi đội ngũ của iCheck sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các thủ tục từ A-Z, chúng tôi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ chỉ trong 1 ngày làm việc, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chuẩn bị và tiến hành.

iCheck đưa ra mức giá cạnh tranh, minh bạch

Chi phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, bảo hộ nhãn hiệu, công bố mỹ phẩm của iCheck rất cạnh tranh so với thị trường. Toàn bộ quá trình triển khai đều được công khai minh bạch, doanh nghiệp không phải lo về chi phí ẩn.

Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm

Đội ngũ nhân viên của iCheck vững kiến thức về pháp lý, giàu kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ 20,000 doanh nghiệp ở đa dạng ngành nghề

Quy trình triển khai dịch vụ đơn giản – nhanh chóng

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đủ giấy tờ, iCheck hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ thông tin một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro phát sinh

iCheck có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Hiện, iCheck có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp:
– Miễn phí phí dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm (Khách hàng chỉ phải trả chi phí Nhà nước)
– Miễn phí hỗ trợ thủ tục xin cấp đổi/cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng Mã số mã vạch
– Tặng 1 năm sử dụng mã QR code marketing trị giá 1,000,000đ
– Giảm đến 21% khi sử dụng các dịch vụ tiếp theo

iCheck cung cấp dịch vụ trọn gói và tư vấn miễn phí

iCheck đã ra mắt “TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ” – kênh tư vấn hoàn toàn miễn phí về mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hotline tổng đài: 0396.34.34.34.
Ngoài ra, iCheck còn có các gói TƯ VẤN DOANH NGHIỆP THƯỜNG XUYÊN phù hợp với nhu cầu, quy mô khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Goi dv pL

>> Tìm hiểu thêm về gói TƯ VẤN DOANH NGHIỆP THƯỜNG XUYÊN

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp vướng mắc về mặt pháp lý hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn vận hành doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật, thì dịch vụ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của iCheck rất phù hợp với nhu cầu của bạn. Với kinh nghiệm của mình, iCheck luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết mọi thủ tục pháp lý, tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất, có lợi và phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trước những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

Group 9 320x148 1

Mời bạn đánh giá
Hướng dẫn cách mô tả nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chi tiết

Hướng dẫn cách mô tả nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chi tiết

Một trong những việc quan trọng khi thành lập doanh nghiệp, công ty chính là mô tả nhãn hiệu để phân biệt với các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, cách mô tả thương hiệu như thế nào cho đúng quy định của pháp luật thì không phải ai cũng biết rõ. Vậy nên, trong nội dung bài viết ngay sau đây iCheck sẽ hướng dẫn cách mô tả nhãn hiệu, thương hiệu trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu chính xác để bạn có thể tham khảo.

Tại sao phải mô tả nhãn hiệu?

Bạn nên biết rằng nhãn hiệu là yếu tố dùng để phân biệt sản phẩm của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Chính vì vậy, việc mô tả thương hiệu, nhãn hiệu càng phải rõ ràng chi tiết hơn trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu, bởi vì:

cách mô tả nhãn hiệu
Mô tả thông tin nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ giữa các thương hiệu dễ dàng

>> Tìm hiểu thêm: tự công bố sản phẩm nộp ở đâu?

– Mô tả nhãn hiệu sẽ là công cụ để doanh nghiệp thể hiện được ý tưởng hình thành của một thương hiệu. Nó bao gồm hoạt động chỉ ra được những yếu tố cấu thành nhãn hiệu của bạn như nội dung, ý nghĩa, màu sắc, hình ảnh cho đến tổng thể. Nói dễ hiểu hơn thì công việc này sẽ thể hiện được nhận định của tổ chức, cá nhân hình thành thương hiệu một cách chính xác nhất cho phía cơ quan có thẩm quyền đánh giá.

– Nội dung mô tả nhãn hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng để Cục Sở Hữu Trí Tuệ đánh giá và xem xét trong quy trình thẩm định nhãn hiệu quả doanh nghiệp bao gồm cả hình thức cho đến nội dung.

– Việc mô tả nhãn hiệu chính xác với thông tin nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký sẽ là yếu tố giúp đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp thuận nhanh chóng hơn. Trường hợp nội dung mô tả nhãn hiệu không chính xác, có sự sai lệch so với mẫu nhãn hiệu thực tế thì cơ quan chức năng sẽ từ chối đơn đăng ký. Lúc này sẽ phải sửa đổi, mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

– Khi mô tả thương hiệu chính xác sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ý định bảo hộ nhãn hiệu của mình theo đúng quy định của pháp luật từ phần chữ, màu sắc, ý nghĩa, phần hình,… Bởi vì đây đều là những chi tiết ảnh hưởng tới quá trình thẩm định nhãn hiệu và phạm vi quyền và nghĩa vụ của nhãn hiệu đó.

Hướng dẫn chi tiết cách mô tả nhãn hiệu chuẩn

Cách viết mô tả nhãn hiệu thì chủ doanh nghiệp sẽ phải điền trực tiếp trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của pháp luật. Trong mẫu tờ khai này sẽ có những nội dung mô tả mà doanh nghiệp phải điền chính xác từ mô tả chi tiết nhãn hiệu cho đến màu sắc.

Dưới đây là cách mô tả thương hiệu nhãn hiệu chi tiết mà bạn cần phải chú ý thực hiện chuẩn chỉ:

Mô tả màu sắc

Nhãn hiệu của một doanh nghiệp, cá nhân sẽ được thể hiện bởi 1 hoặc nhiều màu sắc kết hợp với nhau. Trường hợp nếu có màu sắc khác ngoài trắng và đen thì chúng phải được in màu với kích thước trùng nhau và trùng với kiểu nhãn hiệu đăng ký trên tờ khai.

cách mô tả thương hiệu

Lưu ý, khi doanh nghiệp mô tả màu sắc của nhãn hiệu sẽ phải in màu chúng ra để xác định màu chính xác tuyệt đối. Bởi vì màu sắc nhãn hiệu sẽ có sự chênh lệch mã màu trên máy tính với xem ngẫu nhiên nên cần phải xác định mã màu sử dụng thật chính xác.

Mô tả phần chữ

Đối với phần chữ của nhãn hiệu khi mô tả trong tờ khai đăng ký sẽ phải dựa trên nguyên tắc chung chính là từ, ngữ đó sẽ phải là bản phiên âm. Cùng với đó phần mô tả sẽ phải theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hay từ trái qua phải.

cách viết mô tả nhãn hiệu

Lưu ý: Với phần mô tả phần chữ nhãn hiệu nếu sử dụng ngôn ngữ khác sẽ phải dịch nghĩa sang tiếng Việt, cùng với phiên âm đối với chữ tượng hình chính xác.

Mô tả phần hình

Dựa theo nguyên tắc chung thì phần mô tả hình ảnh của nhãn hiệu cũng phải đảm bảo phân tích chi tiết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong để có thể tạo ra mạch lạc nhất. Đồng thời, khi mô tả cần phải đảm bảo tiêu chí súc tích, ngắn gọn.

Lưu ý khi mô tả nhãn hiệu

Trong quá trình mô tả nhãn hiệu, để thực hiện chính xác thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Nắm được rõ yếu tố cấu thành, ý nghĩa của nhãn hiệu

Yếu tố cấu thành trong nhãn hiệu được biết đến chính là phần chữ, phần hình, sự kết hợp giữ hình và chữ, màu sắc cho đến các ký tự, ký hiệu, chữ cái trong mẫu nhãn hiệu. Cùng với đó việc mô tả phải phân tích chi tiết từng cấu tạo tạo nên hình vẽ, cũng như tuân thủ mọi nguyên tắc đã liệt kê ở trên.

Mô tả nhãn hiệu phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

Một nội dung hay sai sót trong đăng ký nhãn hiệu phải đảm bảo được dịch và phiên âm với nhãn hiệu có ngôn ngữ khác phải được dịch sang tiếng Việt kèm theo phiên âm tương ứng của nó.

mô tả thương hiệu

Mô tả dạng hình học của từ, ngữ nếu đó là yếu tố cần bảo hộ

Đối với nhãn hiệu có hình học dù đơn giản nhưng khi kết hợp với nhau có thể tạo nên khả năng phân biệt cho thương hiệu của bạn. Vậy nên, nhãn hiệu nếu có chữ, hình học cần mô tả rõ ràng từ hình dạng, bố cục để Cục Sở Hữu Trí Tuệ làm dẫn chứng để chấp thuận đơn đăng ký, cũng như phân biệt dễ dàng với các thương hiệu khác.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin hướng dẫn cách mô tả nhãn hiệu chi tiết. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng để giúp đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng hơn. Trong trường hợp, nếu quý doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu, có thể tham khảo dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của iCheck để hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.

>>Tham khảo các Dịch vụ & Giải pháp của iCheck:

Dịch vụ đăng ký Mã số mã vạch

Giải pháp Qr code chống giả

Giải pháp Qr code siêu liên kết

Giải pháp Minh bạch thông tin bằng Barcode

Mời bạn đánh giá
Ứng dụng công nghệ vào quản lý và tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến điểm bán

Ứng dụng công nghệ vào quản lý và tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến điểm bán

Nội dung bài viết

Nhu cầu quản lý phân phối hàng hóa 

Trên con đường phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý và tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm không chỉ là một thách thức mà còn là một cơ hội để nâng cao sự cạnh tranh và thành công trong thị trường ngày nay. Đồng thời, sự tiến bộ không ngừng của công nghệ đã mở ra những khả năng mới, đem lại những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.

Trước đây, việc quản lý chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm gặp phải nhiều khó khăn, từ việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời điểm và đúng địa điểm đến việc dự báo nhu cầu thị trường và tối ưu hóa chi phí lưu kho. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp đã có thể áp dụng các giải pháp thông minh và tự động hóa để giải quyết những thách thức này một cách linh hoạt và hiệu quả.

anh 3

Bằng việc sử dụng các hệ thống quản lý kho thông minh, giải pháp phân phối hàng hóa tự động, và sự kết hợp của dữ liệu và phân tích, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm từ nguồn cung đến điểm bán hàng cuối cùng. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt, giảm thiểu chi phí, và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Với sự hỗ trợ từ công nghệ, các doanh nghiệp không chỉ có thể đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của thị trường mà còn có thể tạo ra những lợi ích bền vững cho sự phát triển của họ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, việc áp dụng công nghệ vào quản lý và tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm đã trở thành chìa khóa quan trọng để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.

Các thách thức trong quản lý phân phối hàng hóa

Chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất ngày nay đang đối mặt với nhiều khó khăn. Từ việc thu thập nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mỗi bước trong chuỗi cung ứng đều đòi hỏi sự điều phối chặt chẽ và hiệu quả. Với sự phát triển của thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc quản lý các đối tác cung ứng từ nhiều quốc gia, đòi hỏi họ phải đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy trong mọi giai đoạn của quá trình cung ứng.

Cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa chi phí

Một thách thức lớn trong quản lý phân phối hàng hóa là việc cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp phải tìm cách làm cho mọi bước trong quá trình phân phối diễn ra một cách hiệu quả nhất, từ việc quản lý kho hàng đến vận chuyển và giao nhận. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với áp lực giảm thiểu chi phí để có thể cạnh tranh trong thị trường đầy cạnh tranh ngày nay. Điều này đặt ra nhu cầu phải sử dụng công nghệ và quy trình tự động hóa để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu chi phí.

Đáp ứng yêu cầu thị trường một cách nhanh chóng

Thị trường hiện đại đòi hỏi sự linh hoạt và tốc độ đáp ứng nhanh chóng từ các doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt trong lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, cũng như sự đáp ứng nhanh chóng từ phía doanh nghiệp khi có nhu cầu. Để đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp cần phải có các quy trình linh hoạt và hệ thống thông tin đáng tin cậy để có thể tương tác và phản ứng nhanh chóng với thị trường, từ việc dự báo nhu cầu đến việc điều chỉnh quy trình sản xuất và phân phối hàng hóa.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý phân phối hàng hóa

Hệ thống quản lý kho thông minh

Hệ thống quản lý kho thông minh đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm. Bằng cách sử dụng các công nghệ như IoT (Internet of Things) và cảm biến thông minh, các doanh nghiệp có thể giám sát và quản lý kho hàng của mình một cách hiệu quả hơn.

Các hệ thống này có khả năng tự động ghi nhận thông tin về lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và thậm chí tự động đặt hàng khi cần thiết, giúp giảm thiểu rủi ro hàng hóa hết hạn sử dụng và tăng cường tính linh hoạt trong quản lý kho.

He thong quan ly kho thong minh
Tính năng quản lý kho thông minh của giải pháp DMS Plus do iCheck phát triển

Giải pháp phân phối hàng hóa tự động

Giải pháp phân phối hàng hóa tự động là một bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối. Từ việc tự động hóa quy trình đóng gói và giao nhận đến việc sử dụng robot và máy tự động trong các trung tâm phân phối, công nghệ này giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của thị trường.

Sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định

Sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định thông minh là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau như hành vi mua sắm của khách hàng, dữ liệu vận chuyển và lưu kho, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường và điều chỉnh quy trình phân phối của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Điều này giúp tối ưu hóa lập kế hoạch vận chuyển, dự báo nhu cầu sản phẩm và tối ưu hóa sự phân bổ tài nguyên, đồng thời tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh số bán hàng.

du lieu
Hệ thống DMS Plus thu thập dữ liệu trên Dashboard nhằm đưa ra phân tích và các dự báo thị trường

Ưu điểm của việc áp dụng công nghệ trong quản lý phân phối hàng hóa

Tăng cường sự linh hoạt và tính nhất quán trong quá trình phân phối

Áp dụng công nghệ vào quản lý phân phối hàng hóa giúp tăng cường sự linh hoạt và tính nhất quán trong quá trình phân phối. Các hệ thống tự động hoá và thông minh giúp doanh nghiệp điều chỉnh quy trình phân phối một cách linh hoạt, từ việc tự động đặt hàng khi cần thiết đến việc định vị và theo dõi vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm luôn có mặt đúng thời điểm và đúng địa điểm, từ đó tạo ra sự nhất quán trong trải nghiệm của khách hàng.

Tối ưu hóa chi phí và thời gian

Một ưu điểm quan trọng của việc áp dụng công nghệ vào quản lý phân phối hàng hóa là khả năng tối ưu hóa chi phí và thời gian. Bằng cách sử dụng các hệ thống tự động hoá và thông minh, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các hoạt động thủ công và tối ưu hóa quy trình làm việc. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho mà còn tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu thời gian mắc kẹt trong quá trình phân phối hàng hóa.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường sự hài lòng

Cuối cùng, việc áp dụng công nghệ vào quản lý phân phối hàng hóa cũng mang lại lợi ích lớn cho trải nghiệm của khách hàng và sự hài lòng của họ. Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình phân phối, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khách hàng một cách linh hoạt. Điều này góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ với đại lý, nhà bán lẻ của bạn.

Các ứng dụng thực tiễn trong việc đưa công nghệ vào quản lý phân phối

Sử dụng hệ thống tự động hoá trong việc quản lý kho

Một trong những ứng dụng thực tiễn tiêu biểu của công nghệ trong quản lý phân phối hàng hóa là việc sử dụng hệ thống tự động hoá trong việc quản lý kho. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể triển khai các hệ thống WMS (Warehouse Management System) để tự động ghi nhận và quản lý tồn kho, theo dõi lịch trình và vận chuyển hàng hóa, và tối ưu hóa sự phân bổ vị trí trong kho. Một ví dụ điển hình là công ty Amazon, đã áp dụng hệ thống tự động hoá trong các trung tâm phân phối của họ để quản lý hàng tồn kho và xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để dự báo nhu cầu sản phẩm

Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để dự báo nhu cầu sản phẩm là một ứng dụng tiềm năng trong quản lý phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các thuật toán dự báo để phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường để dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Ví dụ, các công ty bán lẻ có thể sử dụng dữ liệu về hành vi mua sắm trước đây của khách hàng để dự báo nhu cầu sản phẩm trong các kỳ mua sắm tới. Một ví dụ khác là công ty Walmart, đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo nhu cầu sản phẩm và quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng của họ.

Phân tích dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm

Cuối cùng, việc phân tích dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là một ứng dụng quan trọng của công nghệ trong quản lý phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu từ hành vi mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng để tạo ra các chương trình tiếp thị và khuyến mãi cá nhân hóa, từ việc gợi ý sản phẩm phù hợp đến việc tùy chỉnh giá cả và ưu đãi. Ví dụ, các công ty bán lẻ như Nike đã sử dụng dữ liệu từ ứng dụng di động của họ để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tạo ra các chương trình khuyến mãi dựa trên sở thích và hành vi của từng khách hàng.

Các xu hướng và tiềm năng phát triển trong tương lai

Sự phát triển của Internet of Things (IoT) và ứng dụng trong quản lý phân phối

Internet of Things (IoT) đang trở thành một trong những xu hướng chính trong quản lý phân phối hàng hóa. Bằng cách kết nối các thiết bị và cảm biến thông minh với internet, IoT cho phép các doanh nghiệp thu thập và chia sẻ dữ liệu về vị trí, điều kiện môi trường và tình trạng của hàng hóa trong thời gian thực.

Điều này giúp tăng cường khả năng giám sát và quản lý kho, cải thiện tính nhất quán trong chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Ví dụ, các hãng vận chuyển hàng hóa như FedEx đã sử dụng IoT để theo dõi vị trí của các bưu kiện và điều chỉnh lộ trình vận chuyển một cách thông minh.

Tiềm năng của blockchain trong việc tăng cường độ tin cậy và transparency

Blockchain, công nghệ đằng sau bitcoin, đang trở thành một công cụ quan trọng trong việc tăng cường độ tin cậy và tính minh bạch trong quản lý phân phối hàng hóa. Blockchain cho phép các bản ghi được mã hóa và liên kết với nhau một cách an toàn và không thể thay đổi, từ đó đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và lịch sử của hàng hóa.

Điều này giúp ngăn chặn gian lận và hàng giả, cũng như tăng cường sự minh bạch và niềm tin từ phía khách hàng. Ví dụ, các công ty thực phẩm như Walmart và Nestlé đã sử dụng blockchain để theo dõi nguồn gốc của sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và machine learning trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa

Trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML) đang ngày càng trở thành công nghệ quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa. Các thuật toán AI và ML có khả năng phân tích dữ liệu lớn và phức tạp để tìm ra mẫu và xu hướng tiềm ẩn, từ đó đưa ra những quyết định thông minh và dự đoán chính xác về nhu cầu sản phẩm, quản lý tồn kho và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.

Trên thế giới, các doanh nghiệp lớp như Amazon và Alibaba đã triển khai các hệ thống dựa trên AI để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, dự đoán nhu cầu của khách hàng và quản lý tồn kho một cách hiệu quả.

Tổng Kết

Trong bối cảnh ngày nay, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến điểm bán hàng cuối cùng. Bằng cách áp dụng các công nghệ như IoT, trí tuệ nhân tạo và blockchain, các doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu suất, tính linh hoạt và minh bạch trong quản lý phân phối sản phẩm.

Việc áp dụng công nghệ trong quản lý phân phối hàng hóa không chỉ mang lại những lợi ích ngay lập tức về tăng cường hiệu suất và giảm thiểu chi phí, mà còn mở ra tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Các xu hướng như sự phát triển của IoT, blockchain và trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ trong quản lý phân phối và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong việc quản lý hệ thống phân phối, giải pháp DMS Plus của iCheck đã được phát triển. DMS Plus là giải pháp hỗ trợ quản lý hệ thống phân phối và bán hàng hiệu quả bằng cách định danh trên từng đơn vị sản phẩm dựa trên Barcode/QR Code.

Screenshot 2024 04 24 095832
Giải pháp quản lý phân phối DMS Plus iCheck

Với các tính năng như: quản lý bán hàng, quản lý hoạt động của sale trên thị trường, quản lý tồn kho, quản lý thông tin sản phẩm, nhà phân phối và các điểm bán lẻ, DMS Plus không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình mà còn tăng cường sự minh bạch và khả năng kiểm soát quá trình phân phối hàng hóa của doanh nghiệp xuống khác hàng đại lý.

giam sat nhan vien
Giari pháp DMS Plus giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên tring hoạt động đi thị trường
bao cao thong ke
Giải pháp DMS Plus hỗ trợ quản lý đơn hàng giao tới đại lý

Đặc biệt, khả năng tích hợp với nhiều hệ thống và giải pháp khác của iCheck cũng mang lại sự linh hoạt và tiện ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý hàng hóa. Đây là một giải pháp quản lý hệ thống phân phối tuyệt vời, giúp doanh nghiệp đạt được sự hiệu quả và minh bạch trong quản lý sản phẩm và phân phối hàng hóa. 

Doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp DMS Plus để tối ưu quản lý hệ thống phân phối, Doanh nghiệp vui lòng liên hệ iCheck qua hotline 0902 195 488 hoặc 0974 195 488 để biết thêm chi tiết. 

Mời bạn đánh giá
Thương hiệu là gì? Giải thích sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu là gì? Giải thích sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Trên thực tế, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu vì chưa hiểu rõ được ý nghĩa của nó. Vậy thực sự thương hiệu là gì? nhãn hiệu là gì? Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand. Đây là một thuật ngữ nói về những điều tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng. Cụ thể thương hiệu chính là điều nói đến sự tin cậy, dấu ấn của sự uy tín, chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho đến những hiệu quả mà một doanh nghiệp xây dựng được và mang đến cho khách hàng.

Đồng thời, thương hiệu chính là sợi dây ràng buộc giữa doanh nghiệp và người dùng. Như Stephen King từng chia sẻ: “Thương hiệu chính là những thứ mà người dùng mua, là điều độc nhất và trường tồn.

Để có thể xây dựng được một thương hiệu hoạt động mạnh mẽ trên thị trường cần phải có nhiều yếu tố như: Chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo, cách thức tiếp cận được với khách hàng hiệu quả, sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường, các hoạt động truyền thông…

Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức đều đang thực hiện việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, màu sắc, catalog, menu, đồng phục, thiết kế cửa hàng… Việc xây dựng một thương hiệu mạnh sẽ góp phần rất lớn trơn việc phát triển giá trị của sản phẩm và doanh nghiệp, giúp họ có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường tốt hơn.

Mặc dù thuật ngữ thương hiệu được sử dụng khá phổ biến trong kinh doanh. Nhưng đây không phải là thuật ngữ pháp lý, thay vào đó pháp luật công nhận và bảo hộ “nhãn hiệu” thay vì thương hiệu. Vậy khái niệm nhãn hiệu hãng hóa là gì?

sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Giữa thương hiệu và nhãn hiệu là 2 khái niệm khác nhau

Nhãn hiệu là gì?

Trong tiếng Anh, nhãn hiệu được gọi là Trademark, đây là một trong những dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu chính là những đặc điểm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường theo đúng quy định của Việt Nam như màu sắc, chữ cái, hình ảnh,… Còn những dấu hiệu như âm thanh, mùi vị sẽ không được bảo hộ.

Một dấu hiệu được đăng ký nhãn hiệu chính là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do cơ quan chức năng đưa ra và các tiêu chuẩn quốc tế như:

– Nhãn hiệu phải độc đáo và có thể phân biệt được với các sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu khác.

– Nhãn hiệu không mô tả hàng hóa có thể gây nhầm lẫn, vi phạm các đạo đức và trật tự xã hội.

Lấy ví dụ về thương hiệu và nhãn hiệu để bạn hiểu rõ hơn. Khi nói tới điện thoại iPhone thì người dùng sẽ hình dung ra đây là 1 sản phẩm chất lượng, chụp hình đẹp, giá thành cao, bền bỉ.  Lúc này thương hiệu chính là Apple và nhãn hiệu là những logo, từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh,… để người dùng nhận diện ra đó là điện thoại của Apple.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Để giúp bạn phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm đơn giản thì dưới đây là những tiêu chí so sánh.

Tính hữu hình của thương hiệu và nhãn hiệu

Tính hữu hình là tiêu chí đầu tiên khi nói về so sánh thương hiệu và nhãn hiệu. Cụ thể ở đây nhãn hiệu là những đặc điểm dùng để nhận biết sản phẩm bằng cảm quan đó có thể là hình ảnh, màu sắc, từ ngữ, kể cả hình 3 chiều. Luật một số nước như Mỹ còn công nhận mùi hương là đặc điểm để công nhận nhãn hiệu sản phẩm.

nhãn hiệu là gì
Giữa thương hiệu và nhãn hiệu về mặt hữu hình hoàn toàn khác nhau

Trong khi đó, thương hiệu sản phẩm lại khác, nó là những điều mà bạn không thể nhận biết hay không có tính hữu hình. Khi nói thương hiệu của sản phẩm thì mọi người thường biết đến yếu tố tạo ra danh tiếng, uy tín của sản phẩm đó bao gồm cả yếu tố vô hình lẫn hữu hình như chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, nhãn hiệu, mức giá, dịch vụ chuyên nghiệp, cảm nhận khách hàng…

Cách tiếp cận và bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Trong quy định của pháp luật thì nhãn hiệu là thuật ngữ được dùng để doanh nghiệp có thể đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, quyền sở hữu bảo hộ nhãn hiệu sẽ được xác lập thông qua việc đăng ký trực tiếp với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Còn về thương hiệu lại không thuộc đối tượng được bảo hộ của luật Việt Nam. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho sản phẩm không phải là người tạo ra chúng, cũng không phải cơ quan nhà nước mà chính là người dùng, khách hàng trong quá trình sử dụng và đánh giá. Thái độ, cảm nhận tích cực của một lượng lớn người dùng cho 1 sản phẩm sẽ tạo nên thương hiệu cho hàng hóa đó.

So sánh thương hiệu và nhãn hiệu về giá trị

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu còn đến từ giá trị. Cụ thể nhãn hiệu sau khi được đăng ký bảo hộ sẽ trở thành tài sản vô hình và được định giá rõ ràng. Trong khi đó với thương hiệu lại không được định giá dễ dàng bởi nó chính là kết quả của một quá trình.

Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng cho sản phẩm của mình nhưng thương hiệu lại không thể. Bởi vì nó bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành, đặc biệt chính là cảm nhận của khách hàng sử dụng.

phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Giá trị của nhãn hiệu dễ thay đổi, còn thương hiệu thì không

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu về sự hình thành

Trong nhiều tình huống, chỉ cần đăng ký thì một sản phẩm nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Nhưng để tạo dựng được tên tuổi của một thương hiệu thì doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức và tài chính. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp hoạt động trên thị trường rất lâu nhưng không thể tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình vì không tạo được sự tích cực trong khách hàng.

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau về tính lâu bền

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu còn đến từ giá trị lâu bền. Cụ thể nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do doanh nghiệp không còn hoạt động. Lúc này sản phẩm mang nhãn hiệu đó sẽ chấm dứt và hoàn toàn có thể đăng ký lại nếu có nhu cầu.

phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ theo đúng quy định pháp luật

Nhưng với thương hiệu lại khác. Chúng mang giá trị sử dụng lâu dài nếu đã có được thương hiệu thì chúng sẽ tồn tại mãi mãi, ngay cả khi doanh nghiệp dừng hoạt động, nhãn hiệu không còn tồn tại nhưng người tiêu dùng vẫn còn nhớ đến sản phẩm của họ thì thương hiệu đó vẫn còn được nhớ đến, ít nhất như với người tiêu dùng đó.

Ví dụ như Yahoo, một trong những thương hiệu mạng xã hội vô cùng nổi tiếng. Mặc dù nhãn hiệu là ứng dụng chat Yahoo không còn, nhưng tên tuổi thương hiệu vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm hiện nay, với những ai đã sử dụng ứng dụng này.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được rõ hơn khái niệm và sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên thì bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai khái niệm này để có thể sử dụng chúng đúng trường hợp nhé.

Mời bạn đánh giá